Nguồn tài nguyên đất Phú Quốc được chia ra làm 4 nhóm : Nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất đỏ vàng.
a. Nhóm đất cát: Diện tích 11.044 ha, chiếm 18,62% tổng diện tích tự nhiên, được chia
ra làm 3 nhóm nhỏ như sau:
- Đất cát biển trắng vàng: Diện tích 5.640 ha, chiếm 9,51% tổng diện tích đất tự nhiên
phân bố đều các xã. Mặt khác, đất được phân bố ở địa hình tưởng đối cao, khá bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp cao, khả năng thoat nước nhanh và dễ cải tạo.
- Đất cát có tầng mặt giàu mùn: Diện tích 5.033 ha, chiếm 8,49% tổng diện tích tự
nhiên phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình thấp. Đất có thành phần cơ giới mịn hơn và một số yếu tố dinh dưởng như mùn, đạm và kali cao hơn so với đất cát trắng.
- Đất cồn cát trắng vàng: Diện tích 371 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố những nơi có địa hình dốc kéo dài. Thành phần cơ giới thô, nghèo dinh dưởng, vì vậy chủ yếu thích nghi cho đất lâm nghiệp.
b. Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.177 ha, chiếm 1,98% tổng diện tích tự nhiên phân bố
chủ yếu ở địa hình thấp. Thành phần cơ giới mịn, từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Do phân bố địa hình trũng nên đất này giàu mùn, đạm, kali.
c. Nhóm đất xám: Diện tích 10.272 ha, chiếm 17,49% tổng diện tích tự nhiên và chia
thành nhiều nhóm nhỏ như sau:
- Đất xám trên đá mác ma axit và đá cát: Diện tích 4.020 ha, chiếm 6,78% tổng diện
tích tự nhiên phân bố trên dạng địa hình cao, dốc nhẹ (độ dốc khoảng <8o).
- Đất xám có tầng loang lỗ vàng: Diện tích 6.352 ha, chiếm 10,71% tổng diện tích tự
nhiên. Loại đất này có thể trồng các loại cây hàng năm như rau, hoa màu lương thực và cây công nghiệp hàng năm. Tuy nhiên cần chú ý các biện pháp cải tạo độ chua và hạn chế sắt, nhôm hòa tan.
d. Nhóm đất đỏ vàng (Đất vàng nhạt trên đá cát): Diện tích 36.678 ha, chiếm 61,85%
tổng diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới nhẹ, từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, mức độ dinh dưỡng ở mức trung bình đến rất nghèo. (Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc,2010)
bangvl
23 1.4.3.2 Tài nguyên nước
a. Nước mặt: Đảo Phú Quốc có hệ thống sông khá dày, mật độ 0,42km/km2. các rạch lớn trên đảo gồm: Rạch cửa cạn dài 28,7km, rạch Dương Đông dài 18,5km.. Ngoài ra còn có các rạch khác như: rạch Tràm, rạch Vũng Bầu….
b. Nước ngầm: Nước ngầm tầng sâu rất khó đối với địa hình ở huyện đảo Phú Quốc,
nhưng nước ngầm tầng nông thì có khắp đảo. Lưu lượng nước ngầm tương đối nhiều, chất lượng nước ngầm là nước sạch có thể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cũng là nguồn cung cấp chính trong suốt thời kỳ mùa khô. (Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc,2010)
1.4.3.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất có rừng của Huyện đang chiếm trên 70% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên (chiếm 98,23%), rừng trồng không đáng kể (chiếm 1,77%). Trong đất rừng tự nhiên, rừng lá rộng chiếm 86,76%, rừng tràm chiếm 11,26%, rừng ngập mặn chiếm tỉ trọng thấp (0,21%). Rừng quốc gia Phú Quốc rất đa dạng về tài nguyên sinh vật: Về thực vật có 529 loài bậc cao bao gồm 155 loài thảo mộc có giá trị cao và 23 loài hoa lan. (Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc,2010)
1.4.3.4 Tài nguyên biển
Vùng biển Phú Quốc là ngư trường giàu có của nước ta, sơ bộ đánh giá khoảng 0,5 triệu tấn hải sản trên năm, hàng năm có khả năng khai thác trên 200 ngàn tấn. (Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc,2010)
1.4.3.5 Tài nguyên khoáng sản
Huyện đảo Phú Quốc đã phát hiện có 7 loại khoáng sản bao gồm: Đá huyền, Đá xây dựng, Sét gạch ngói, Cát thủy tinh, Cao lanh, Cát xây dựng, Đá ong laterit. Tóm lại tài nguyên khoáng sản trên đảo Phú Quốc không giàu chủ yếu là khoáng sản có tiềm năng về vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. (Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Phú Quốc,2010).
bangvl
24
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện
-Tài liệu: Các số liệu, nghị định, thông tư, văn bản, quyết định liên quan đến công tác đánh giá hiện trạng tình hình sử dụng đất của vùng nghiên cứu được thu thập tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Quốc.
-Vật tư thiết bị: Máy tính, máy in, các dụng cụ phòng phẩm khác và các phần mềm máy tính (Word, Excel,.).
-Thời gian thực hiện: Từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 -Phạm vi thực hiện:
Đề tài đánh giá hiện trạng tình hình biến động đất đai qua từng giai đoạn. Đề tài được thực hiện tại huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập thông tin: Tìm hiểu, tham khảo các bài báo khoa học (tiểu luận, luận văn,…) các thông tin liên quan tới biến động đất đai.
-Phương pháp so sánh: So sánh biến động về sử dụng đất đai của huyện qua các năm từ năm 2005-2010, năm 2010-2013 và năm 2013-2020.
-Phương pháp luận: Dựa vào số liệu đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá biến động sử dụng đất qua từng giai đoạn. Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, từ đó đưa ra định hướng sử dụng đất đến năm 2020.
-Phương pháp mô tả: Thống kê số liệu về hiện trạng sử dụng đất qua các năm, từ năm 2005-2010, 2010-2013 và năm 2013-2020 để lập so sánh từ đó thấy được sự biến động đất đai qua từng năm.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu của các ban ngành, tổ chức liên quan đến vùng khảo sát về:
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế- xã hội.
+ Tham khảo các số liệu kiểm kê, thống kê qua các năm, những vấn đề liên quan đến đất đai, những biến động và thu thập các tờ bản đồ :
bangvl
25 Bản đồ hành chính
2.2.2 Tổng hợp, xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập đầy đủ sẽ được tổng hợp, xử lý trên các phần mềm chuyên dụng về thống kê Microsoft Excel, Word.
Dựa vào số liệu thu thập sau khi xử lý ta có thể đánh giá được tình hình biến động đất qua mỗi năm thay đỗi như thế nào và định hướng sử dụng trong thời gian tới.
Sử dụng phần mềm Exel để xây dựng biểu thống kê các số liệu thu thập được. Tổng hợp và viết bài trên Microsoft Word.
2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất đai
- Đánh giá tình hình công tác quản lý của Nhà nước về quản lý đất đai của các thời kỳ. Qua đó có thể phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai từ đó biết được những xu thế và nguyên nhân làm biến động đất đai qua các giai đoạn. Để từ đó có những chủ trương cũng như những phương hướng cần giải quyết trong công tác quản lý đất đai và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
2.2.4 Đánh giá về tình hình biến động đất đai
+ Về quy mô biến động đất đai
- Biến động về diện tích tình hình sử dụng đất đai - Biến động về diện tích mục đích sử dụng đất - Biến động về đặc điểm của những loại đất chính + Về mức độ biến động đất đai:
- Mức độ biến động đất đai thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng cũng như mục đích sử dụng đất qua các năm.
+ Xu hướng biến động:
- Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng giảm của các loại hình sử dụng, mục đích sử dụng đất.
- Xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực. + Nguyên nhân gây nên tình hình biến động đất đai:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. thay đổi do tách, hợp thửa đất.
- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng. - Biến động do quy hoạch.
bangvl
26 - Biến động do thiên tai.
- Biến động do thế chấp.
- Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận, do thay đổi thứ tự tờ bản đồ. - Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định của cơ quan, tổ chức.
+ Mục đích của việc đánh giá biến động đất đai:
-Việc đánh giá biến động đất đai với mục đích là nắm bắt được tình hình thay đổi như thế nào nhằm khai thác tài nguyên đất đai phục vụ vào mục đích kinh tế - xã hội có hiệu quả.
-Đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai cho ta biết thêm nhu cầu sử dụng đất giữa các nghành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa các nghành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
-Do đó đánh giá biến động đất đai có một ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia.
2.2.5 Đề xuất phương hướng sử dụng đất
Thông qua số liệu biến động đất đai qua các năm, cùng với chính sách phát triển đất đai của huyện nhằm định hướng sử dụng đất cho người dân trên địa bàn trong thời gian tới nhằm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
bangvl
27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Huyện Phú Quốc
Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện Phú Quốc về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đầu tư huyện đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái cao cấp từ đó tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện có bước chuyển biến và biến động rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện đạt kế hoạch đại hội Đảng bộ huyện đề ra kinh tế tiếp tục phát triển, tổng sản phẩm hàng năm trong huyện tăng khá đời sống của đại bộ phận nhân dân trong huyện không ngừng được cải thiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm được thực hiện ngày càng hiệu quả đối tượng chính sách được quan tâm thường xuyên. An ninh quốc phòng, chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố tăng cường, năng lực tổ chức thực hiện quản lý điều hành của chính quyền các cấp ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn những khó khăn thách thức lớn đó là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển kinh tế chưa đồng đều giữa các ngành, các địa phương, việc đầu tư vốn của các thành phần kinh tế chưa được mở rộng, cơ sở hạ tầng nghề cá còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế của ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp ngành công nghiệp không khói (du lịch) tuy đã được định hướng phát triển nhưng chưa được đầu tư khai thác phát huy hết tiềm năng và lợi thế hiện có. Bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng trên địa bàn huyện đạt 20,99% (riêng năm 2009 tăng trưởng là 22,85% so với năm 2008), chủ yếu tăng cao nhất ở ngành XDCB tăng 43,75% bình quân mỗi năm. Các ngành khác: Thủy sản tăng 14,63%, công nghiệp 13,65%, thương nghiệp 27,01%, giao thông 22,17%, dịch vụ 22,55%, riêng ngành nông nghiệp tăng rất ít 0,76% nguyên nhân do sản lượng tiêu giảm mạnh do diện tích giảm và liên tục nhiều năm giá tiêu giảm mạnh, nông dân thua lỗ không còn khả năng để đầu tư chăm sóc và phát triển cây tiêu do vậy diện tích đất trồng tiêu giảm dần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 28 triệu đồng/người/năm tương đương 1.561,54 USD tăng bình quân 15,65% mỗi năm và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra là 30,13%.
Cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng: Khu vực I (Nông -Lâm - Thủy sản) từ 31,18% năm 2005 xuống còn 24,11% năm 2010, khu vực II (Công Nghiệp - XDCB) năm 2010 chiếm 26,63% riêng khu vực III (Dịch Vụ) tăng rất cao từ 35,576% lên
49,26% năm 2010. Do trong nhiệm kỳ qua, thực hiện quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ, chủ yếu là ở khâu quy hoạch chiếm mất rất nhiều thời gian nên XDCB tốc
bangvl
28
độ không như mong muốn, do vậy cơ cấu ở khu vực II chuyển dịch chậm ở ngành XDCB.
3.1.1 Tình hình phát triển các ngành kinh tế của Huyện
3.1.1.1 Hiện trạng ngành Nông – Lâm – Thủy sản
Giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm – Thủy sản suy giảm trong thời kỳ 1996-2000 và tăng khá trong thời kì 2001-2005.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản Huyện Phú Quốc từ 1995-2005 Chỉ tiêu GTSX các năm (triệu đồng) Tăng bình quân (%
năm) 1995 2000 2005 1996-2000 2001-2005 Tổng GTSX Nông–Lâm – Hải sản 310.149 235.252 296.438 -5,4 4,7 a. Nông nghiệp 22.724 39.240 76.430 11,5 14,3 b. Lâm nghiệp 90.118 24.780 19.752 -22,8 -4,4 c. Hải sản 197.307 171.232 200.256 -2,8 3,2
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện Phú Quốc, năm 2005) Ngành Thủy – Hải sản: Đánh bắt hải sản là ngành sản xuất chính của Phú Quốc, hàng
năm thu hút trên 40% lao động xã hội. Năm 1995 chiếm 61,6% GTSX khu vực Nông – Lâm – Thủy sản. Nhưng bị giảm trong thời kỳ 1996-2000 kéo theo GTSX toàn khu vực Nông – Lâm – Thủy sản giảm. Thời kì 2001-2005 đã phục hồi và tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 3,2% đến năm 2005 đóng góp khoảng 30% GDP toàn huyện.
Tuy phương tiện và lao động đánh bắt hải sản đã được tăng cường với tốc độ khá, nhưng sản lượng khai thác tăng chậm, năng suất tính theo đầu công suất và lao động có biểu hiện giảm. Đặc biệt là thu nhập bình quân 1 lao động hải sản quy USD, mặc dù vẫn cao hơn mức thu nhập chung toàn huyện (7-8 triệu đồng/năm), nhưng có xu thế giảm từ 1.264 USD năm 1995 xuống còn 1.025 USD năm 2005. Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc đánh bắt ngành thủy sản đang bị suy giảm đáng kể, cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi từ thủy sản và tăng cường năng lực tàu thuyền theo hướng đánh bắt xa bờ.
Ngành nông nghiệp: Ngành nông nghiệp chiếm vị trí khiêm tốn trong phát triển kinh
tế của huyện. Thời kỳ 1996-2000, GTSX nông nghiệp tăng khá với mức bình quân 11,5% /năm, trong đó trồng trọt tăng nhanh hơn chăn nuôi do phát triển mạnh về sản xuất cây hồ tiêu, điều. Trong thời kỳ 2001-2005, sản xuất hồ tiêu bị suy giảm mạnh, nhưng các loại cây trồng khác như rau, cây ăn quả phát triển khá nên tuy tốc độ tăng GTSX giảm hơn nhiều so với các thời kỳ trước, nhưng vẫn đạt 14,3% /năm. GTSX ngành chăn nuôi tăng khá nhanh (9,9% /năm) trong thời kỳ 1996-2000 và rất nhanh
bangvl
29
trong thời kỳ 2001-2005, nên đã giúp duy trì tăng GTSX cao của toàn ngành nông nghiệp.
Ngành lâm nghiệp: Đối với Phú Quốc, GTSX ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất