Lập kế hoạch can thiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9 docx (Trang 41 - 45)

6. LậP Kế HOạCH QUảN Lý SứC KHOẻ MÔI TRƯờNG ở TUYếN CƠ Sở

6.5.Lập kế hoạch can thiệp

Để kế hoạch khả thi phải cân nhắc 3 yếu tố: − Đầu vào.

− Kết quả mong đợi.

Khó có thể xác định một cách rõ ràng trong ba yếu tố trên, yếu tố nào là quan trọng nhất. Nếu chỉ dựa vào đầu vào thì sẽ dễ dàng bi quan nếu đầu vào không đủ, nh−ng sẽ không thể làm gì nếu thiếu nguồn lực. Nếu dựa vào kết quả mong đợi, dễ lâm vào xu h−ớng duy ý chí, nh−ng nếu không biết rõ cái định cần đạt thì làm sao có thể tìm kiếm nguồn lực và giải pháp phù hợp đ−ợc? Trong quá trình cân nhắc giữa đầu vào và kết quả mong đợi, luôn tính toán các giải pháp can thiệp để: sử dụng nguồn lực hạn chế một cách có hiệu quả nhất để đạt mục tiêu đã đề ra.

Trong bản kế hoạch phải định rõ các mục tiêu, mỗi mục tiêu lại có thể đ−ợc thực hiện bằng một hoặc nhiều giải pháp. Mỗi giải pháp lại cấu thành bởi nhiều nhóm hoạt động và hoạt động cụ thể. Đối với từng hoạt động, phải phân công ng−ời, cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan và tổ chức hỗ trợ. Các nguồn lực cần thiết cho các giải pháp cũng phải đ−ợc xác định rõ: bao nhiêu, ai cấp, cấp khi nào, cơ chế nào, văn bản nào cho phép sử dụng các nguồn lực đó.

Kết quả đầu ra cần đ−ợc thể hiện rõ bằng các chỉ số đo l−ờng đ−ợc. Có thể có 2 nhóm chỉ số đầu ra: (1) Chỉ số về các hoạt động (performance) đã đ−ợc thực hiện (ví dụ, tỷ lệ l−ợng rác thải đ−ợc thu gom và xử lý, tỷ lệ trẻ em đ−ợc xét nghiệm phân tìm trứng giun v.v.). (2) Các chỉ số hiệu quả (impact) thể hiện trên các tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, hiệu quả lợi ích kinh tế v.v.

Trong bản kế hoạch cũng phải ghi rõ cơ chế tổ chức, quản lý hoạt động can thiệp. Các hoạt động theo dõi giám sát cũng nh− công cụ và ph−ơng pháp theo dõi giám sát các hoạt động can thiệp. Những chi tiết về xây dựng kế hoạch can thiệp sức khoẻ môi tr−ờng sẽ đ−ợc học cụ thể hơn trong bài thực hành.

BàI TậP TìNH HUốNG Mục tiêu

1. Giải thích tại sao quản lý sức khoẻ môi tr−ờng (SKMT) thành công phải bắt đầu từ phạm vi địa ph−ơng và tiến tới những phạm vi rộng hơn.

2. áp dụng đ−ợc những khái niệm lý thuyết về quản lý (SKMT) ở những tình huống cụ thể trong thực tế.

3. Trình bày đ−ợc những chiến l−ợc khả thi đ−ợc xây dựng nh− thế nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực của con ng−ời lên môi tr−ờng và sức khoẻ môi tr−ờng.

Tình huống

Chất l−ợng không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày có ảnh h−ởng trực tiếp tới sức khoẻ. Chất l−ợng không khí không đảm bảo và sự tồn tại của các chất ô nhiễm có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau nh− viêm phổi, hen suyễn hay ung th− phổi. Để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, chúng ta cần phải giảm tình trạng ô nhiễm không khí nh− hiện nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài tập tình huống này sẽ giới thiệu với sinh viên những nguyên nhân gây khác nhau ô nhiễm không khí, khởi đầu ở phạm vi địa ph−ơng và sau đó tìm hiểu ở phạm vi toàn quốc và toàn cầu. Sinh viên sẽ phải xem xét những nguyên nhân của ô nhiễm không khí và thảo luận xem làm thế nào để giảm vấn đề này nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

(1). ở phạm vi ph−ờng, xã

− Nhiên liệu dùng trong nấu n−ớng: nhiên liệu nh− than, củi góp phần làm ô nhiễm không khí (CO2, CO, SO2, các hạt vật chất, khói, v.v.).

− Đây có thể là vấn đề nghiêm trọng ở những vùng dân c− đông đúc nh− thành phố, thị xã...

(2) Phạm vi quận, huyện, thị xã

− Giao thông: một l−ợng lớn các loại xe tham gia giao thông đã thải ra nhiều chất ô nhiễm không khí khác nhau từ động cơ hai kỳ (tồn d− của dầu mỡ, các hạt vật chất, khói, CO2, CO, SO2, NOx, VOCs, v.v.).

− Những động cơ chạy bằng diezen không đ−ợc bảo d−ỡng định kỳ: thải ra các hạt vật chất nhỏ.

(3) Phạm vi tỉnh, thành phố và cả n−ớc Các hoạt động công nghiệp:

− Các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

− Nhiều chất ô nhiễm khác nhau (ví dụ CO2, CO, NOx, SO2, H2S, khói mêtan, VOCs, mùi hôi thối từ hỗn hợp các khí gây ô nhiễm, các hạt vật chất và bụi ...). − Thiếu các biện pháp chế tài có hiệu lực.

− Sự xuất khẩu các công nghiệp độc hại từ n−ớc phát triển sang những n−ớc đang phát triển.

(4) Ônhiễm xuyên biên giới

Hiện t−ợng Mây Nâu châu á. Câu hỏi dành cho sinh viên

1. Mô tả những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở mỗi phạm vi: ph−ờng (xã); quận (huyện), thị xã; tỉnh, thành phố, toàn quốc).

2. Thảo luận những giải pháp có thể để giảm vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông gây ra.

3. Xem xét tính khả thi của những giải pháp đ−a ra (các khía cạnh về sức khoẻ, môi tr−ờng và kinh tế).

4. Thảo luận tính hiệu quả của các giải pháp ở phạm vi địa ph−ơng, quốc gia và khu vực.

5. Việc xây dựng và áp dụng những chính sách mang tầm quốc gia sẽ hỗ trợ nh− thế nào cho việc giảm vấn đề ô nhiễm không khí.

Tự LƯợNG GIá

1. Điền từ thích hợp vào câu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý môi tr−ờng là tổng hợp các giải pháp ….. và giải pháp …... nhằm bảo vệ môi tr−ờng không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức ô nhiễm trong các giới hạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mạn tính lên sức khoẻ.

2. Hãy trình bày tóm tắt và nêu ví dụ việc quản lý môi tr−ờng bằng các giải pháp kỹ thuật.

3. Hãy trình bày tóm tắt việc quản lý môi tr−ờng bằng chính sách, chiến l−ợc, các giải pháp hành chính và luật lệ.

4. Nêu các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi tr−ờng. 5. Nêu những hoạt động của quản lý môi tr−ờng

6. Hãy nêu một ví dụ cụ thể trong việc xác định và đo l−ờng mức độ ô nhiễm môi tr−ờng.

7. Bạn hiểu thế nào về đánh giá tiếp xúc với môi tr−ờng? Có thể nêu ví dụ minh hoạ. 8. Hãy nêu ảnh h−ởng của ô nhiễm môi tr−ờng lên sức khỏe.

9. Những giải pháp khống chế ô nhiễm môi tr−ờng hiện nay do ngành y tế chỉ đạo bao gồm những giải pháp gì?

10. Nêu các đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả ô nhiễm môi tr−ờng.

11. Trình bày tóm tắt những vấn đề, tồn tại trong quản lý ô nhiễm môi tr−ờng ở Việt Nam.

13. Hãy nêu một ví dụ về sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi tr−ờng mà bạn biết hoặc đã từng tham gia.

14. Nêu sơ đồ các b−ớc lập kế hoạch giải quyết vấn đề sức khoẻ môi tr−ờng ở tuyến cơ sở.

15. Hãy ví dụ và lập một kế hoạch giải quyết một vấn đề sức khoẻ ở nơi mình đang sống.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9 docx (Trang 41 - 45)