Xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9 docx (Trang 32 - 33)

3. NHữNG HOạT ĐộNG QUảN Lý SứC KHOẻ MÔI TRƯờNG

3.3.xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả

Dựa trên các chính sách quốc gia về bảo vệ môi tr−ờng, bộ luật môi tr−ờng và các điều trong các bộ luật khác có liên quan đến bảo vệ môi tr−ờng, căn cứ vào năng lực khống chế và kiểm soát môi tr−ờng của các cơ sở y tế, của ngành công nghệ - tài nguyên - môi tr−ờng và trên quá trình phân tích tình hình môi tr−ờng, hậu quả của môi tr−ờng lên sức khoẻ của địa ph−ơng để đề xuất các giải pháp phù hợp với những −u tiên, với nguồn lực có thể có đ−ợc, khả thi và có giải pháp hữu hiệu.

Nguyên tắc của các chiến l−ợc môi tr−ờng dựa trên các nguyên lý cơ bản nh−: công bằng, hiệu quả và cộng đồng tham gia.

Các giải pháp có thể ở các n−ớc khác nhau:

Dự phòng cấp I: ngăn không để xảy ra ô nhiễm quá mức và không để xảy ra hậu quả xấu trên sức khoẻ. Ví dụ: các ch−ơng trình cung cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn; các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn phát sinh (không sử dụng nguyên

liệu phát sinh độc hại, hạn chế nguồn nhiên liệu phát sinh khói, bụi, áp dụng công nghệ sạch, bảo vệ khối cảm thụ v.v.)

Dự phòng cấp II: trong tr−ờng hợp không thể khống chế đ−ợc ô nhiễm và hậu quả xấu lên sức khoẻ đã xảy ra, lúc đó cần phải áp dụng các biện pháp quản lý sức khoẻ và điều trị phù hợp ngăn không để xảy ra tai biến hoặc chết. Ví dụ: ch−ơng trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI), ch−ơng trình tiêu chảy trẻ em (CDD), khám phát hiện sớm và điều trị cho các tr−ờng hợp bị bệnh do ô nhiễm môi tr−ờng và bệnh nghề nghiệp.

Việc chọn các vấn đề −u tiên dựa trên kết quả đánh giá tác động môi tr−ờng (EIA); trên năng lực ứng phó về mặt kỹ thuật, về nguồn lực sẵn có, trên diện tác động của vấn đề, tính trầm trọng của vấn đề và trên đặc tính của cộng đồng chịu nguy cơ (đặc điểm kinh tế, văn hoá: −u tiên ng−ời nghèo, văn hoá thấp và tính dễ bị tổn th−ơng: bà mẹ, trẻ em...). Khi chọn các vấn đề −u tiên cần có sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đ−ợc Hội đồng nhân dân ủng hộ, đ−ợc các ban ngành hữu quan hỗ trợ và cùng cộng tác. Việc lôi cuốn các cơ quan nhà n−ớc ch−a đủ, phải có cả sự tham gia (tự nguyện hoặc c−ỡng chế) đối với các cơ sở t− nhân. Sau cùng, phải dung hoà đ−ợc những lợi ích của các bên có liên quan, sao cho mục tiêu bảo vệ môi tr−ờng, bảo vệ sức khoẻ đạt đ−ợc nh−ng không hoặc ít gặp phải sự phản ứng của cộng đồng hay những ng−ời có quyền ra chính sách phúc lợi công cộng khác.

Trong quá trình xây dựng các chiến l−ợc đã cần có sự tham gia liên ngành thì khi thực thi cũng cần có sự đóng góp của liên ngành cùng với sự tham gia của cộng đồng. Chỉ riêng các cơ sở y tế dự phòng thì không thể giải quyết đ−ợc các vấn đề môi tr−ờng -sức khoẻ cho dù hiện nay đã có luật. Việc điều chỉnh chính sách, thay đổi chiến l−ợc cho phù hợp với từng địa ph−ơng, từng cộng đồng ở các thời điểm khác nhau là hết sức cần thiết. Các giải pháp đ−a ra có thể theo một lịch trình dài nhiều năm, song cũng có thể chỉ trong một tình huống, một thời gian giới hạn. Các giải pháp dài hạn phải lồng ghép trong quy hoạch phát triển kinh tế -văn hoá -xã hội của địa ph−ơng hay trong quy hoạch phát triển ngành y tế. Các giải pháp ngắn hạn mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn khi ứng phó với các tình huống có tính cấp bách song sau đó phải đ−a ra các giải pháp có cơ sở hơn và vững bền hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9 docx (Trang 32 - 33)