Xác định và đo l−ờng mức độ ô nhiễm môi tr−ờng

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9 docx (Trang 27 - 30)

3. NHữNG HOạT ĐộNG QUảN Lý SứC KHOẻ MÔI TRƯờNG

3.1.Xác định và đo l−ờng mức độ ô nhiễm môi tr−ờng

Đây là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là hoạt động cần nhiều nguồn lực nhất đối với cơ sở y tế dự phòng địa ph−ơng. Mỗi n−ớc với trình độ phát triển kinh tế cũng nh− điều kiện địa lý môi tr−ờng, hệ thống chính sách xã hội khác nhau có những quan tâm không giống nhau.

ở các n−ớc phát triển, ng−ời ta quan tâm nhiều đến ô nhiễm môi tr−ờng công nghiệp, đô thị, đến việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh, đến tầng ozon, đến khí xả động cơ và cả các vấn đề mà n−ớc đang phát triển ít chú ý tới nh− thuỷ triều và tình trạng nóng lên của trái đất...

Trong khi đó, các n−ớc đang phát triển lại chú ý tới các yếu tố ô nhiễm môi tr−ờng truyền thống nh− vấn đề chất thải sinh hoạt, các yếu tố ô nhiễm vi sinh vật, ký

sinh trùng, hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm thực phẩm v.v... Ngay trong cùng một quốc gia, các mối quan tâm về môi tr−ờng ở mỗi vùng cũng có các đặc tr−ng riêng.

Tr−ớc khi xác định ô nhiễm môi tr−ờng của một địa ph−ơng, một khu vực dân c− chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng là gì, yếu tố nào đang và sẽ gây hậu quả lên sức khoẻ, yếu tố nào đã đ−ợc nhận biết hoặc ch−a đ−ợc nhận biết, mức độ ảnh h−ởng ra sao, các khó khăn cản trở gì trong quá trình phát hiện ô nhiễm, theo dõi, giám sát và kiểm soát ô nhiễm v.v... Dân số đang sống trong tình trạng ô nhiễm là bao nhiêu, các nhóm dễ bị tổn th−ơng là những ai?

Việc xác định các yếu tố ô nhiễm có thể cần đến các kỹ thuật đo đạc, đánh giá ô nhiễm. Song, không ít tr−ờng hợp các yếu tố ô nhiễm chỉ đ−ợc ghi nhận có tính chất định tính hoặc trên các suy luận lô-gic.

Ví dụ: khi tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh còn thấp, nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật đ−ờng ruột trong đất và đặc biệt là trong n−ớc sẽ rất cao. ở đây, yếu tố có thể đo l−ờng đ−ợc đó là các chỉ số vệ sinh của các nguồn n−ớc sinh hoạt (coliform, BOD5, NH3...) song các tác nhân gây bệnh đ−ờng ruột khác nh− các virus và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em lại rất khó xác định, nhất là khi thiếu các kỹ thuật labô hiện đại, vì vậy phải "m−ợn" các chỉ số vệ sinh để đánh giá ô nhiễm. T−ơng tự nh− thế, các yếu tố gây ung th− trong môi tr−ờng rất nhiều song ít có khả năng đo l−ờng chúng, trừ một vài nghiên cứu có mức đầu t− khá lớn.

Ph−ơng pháp "kiểm kê" (inventory) các yếu tố ô nhiễm dựa trên các mô hình tính toán cũng đ−ợc khuyến cáo áp dụng một khi thiếu các kỹ thuật theo dõi - giám sát môi tr−ờng. Ví dụ, để xác định mức ô nhiễm khí SO2, SO3 trong môi tr−ờng do khói xả từ các ống khói nhà máy sử dụng than đá, ng−ời ta có thể sử dụng ph−ơng pháp hoá học để định l−ợng SO2, SO3 trong không khí, hoặc sử dụng hệ thống thiết bị theo dõi tự động (monitoring). Tr−ờng hợp không có các kỹ thuật trên, ng−ời ta có thể tính toán l−ợng SO2, SO3 thải vào không khí trong một tháng (hay 1 ngày đêm, 1 năm...) qua số liệu báo cáo về l−ợng than đá đã sử dụng (trong than có một tỷ lệ l−u huỳnh xác định, khi đốt sẽ tạo thành SO2, SO3... ).

Khi xác định yếu tố ô nhiễm, cần xác định cả số l−ợng quần thể dân c− cũng nh− sinh vật có thể chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do ô nhiễm môi tr−ờng. Ví dụ, xem bảng 10.1 về tình hình ô nhiễm SO2 ở hai thành phố.

Bảng 10.1. Tình hình ô nhiễm SO2 ở hai thành phố A và B

Thành phố A Thành phố B

Dân số 8.000.000 1.000.000

Mức ô nhiễm SO2 (ppm)

Tối thiểu Trung bình 0,10 0,25 0,10 0,25 Số dân tiếp xúc Phụ nữ Trẻ em Ng−ời cao tuổi

4.200.000 600.000 600.000 800.000 510.000 150.000 100.000

Để đánh giá ô nhiễm có thể dựa vào các mức ô nhiễm, trong đó không chỉ chú ý tới mức ô nhiễm trung bình, tỷ lệ số mẫu đo v−ợt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép mà còn chú ý tới mức ô nhiễm tối đa (có những thời điểm ô nhiễm cao nhất) có thể tác động cấp tính trên cộng đồng. Thêm vào đó mức giao động (tối đa, tối thiểu) cũng cần đ−ợc chú ý phân tích về quy luật ô nhiễm. Sau cùng, song lại không kém phần quan trọng, đó là số dân phải tiếp xúc, trong đó có các đối t−ợng rất nhậy cảm. Với ví dụ trên cho thấy mức độ nguy cơ ở thành phố B có phần cao hơn song thành phố A tổng số dân tiếp xúc cũng nh− các nhóm dễ bị tổn th−ơng lại nhiều hơn. Rõ ràng là mức đầu t− cho phòng chóng ô nhiễm khí SO2 ở thành phố A phải lớn hơn.

Xác định các yếu tố ô nhiễm cũng đ−ợc phân theo các mức độ khác nhau:

− Mức hộ gia đình hay còn gọi là "vi môi tr−ờng", trong đó các nguồn ô nhiễm từ các công trình vệ sinh, bếp, khói thuốc lá, các hoá chất và cả các thói quen có hại tới sức khoẻ khác.

− Mức độ cộng đồng hay môi tr−ờng địa ph−ơng, trong đó các nguồn ô nhiễm từ giao thông, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất trong khu vực...

− Mức độ ô nhiễm của một vùng lãnh thổ, vùng địa lý, nơi đó có các yếu tố ô nhiễm từ môi tr−ờng thiên nhiên, độ cao, vùng khí hậu.

− Mức độ ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất, trong các nghề nghiệp: nông, lâm, ng− nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...

Nếu phối hợp với các loại yếu tố ô nhiễm ta sẽ có ma trận hệ thống hoá các yếu tố ô nhiễm (bảng 10.2).

Bảng 10.2. Mẫu ma trận hệ thống hoá các yếu tố ô nhiễm

Các loại yếu tố ô nhiễm

Hoá học Lý học Sinh học

Mức hộ gia đình Mức cộng đồng Mức khu vực

Ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất, trong các nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9 docx (Trang 27 - 30)