Vì những lý do liên quan đến bản chất của trường (vật lý, địa vật lý, địa chất …) ta đang nghiên cứu có những chỗ điểm quan sát không thể ảnh hưởng trực tiếp theo đường thẳng tới điểm cần nội suy. Trong trường hợp ấy có thể dùng đường Fault. Gặp đường Fault khoảng cách từ điểm nội suy đến điểm quan sát tham gia vào nội suy đượng tính xa hơn, nó phải đi vòng qua đầu mút gần nhất của đường Fault như trên hình 2.10. Quay lại cửa sổ Option hình 2.8, ta thấy có mục Anisotropy, yếu tố bất đẳng hướng. Điều này có thể ví dụ về trường hàm lượng sa khoáng, lượng vận chuyển phù sa bồi đắp … Trường hợp này ta có thể thay đổi các thông số Ratio và Angle như trên hình 2.11.
34
Hình 2.10. Minh hoạ dùng đường Fault
Hình 2.11. Minh hoạ việc điều chỉnh thông số Anisotropy
2.2.2. Phương pháp Shepard (Shepard`s Method)
Phương pháp này ra đời vào năm 1968 [5], nó là cải biên của phương pháp nghịch đảo khoảng cách. Trọng số Wi được tính :
(2.5)
ở đây, li là vẫn khoảng cách từ điểm thực nghiệm tham gia vào hồi qui, thường thì bậc (Power) p =2. So sánh (2.5) và (2.2) ta thấy ở đay, hàm trọng số đơn giản hơn. Nhưng việc làm trơn không dùng hệ số làm trơn mà dùng
35
phương pháp bình phương nhỏ nhất. Người ta xây dựng hàm độ lệch F(Zyz) giữa giá trị vừa nội suy và Zi của các điểm tham gia nội suy, cực tiểu hoá hàm độ lệch này:
(2.6)
(2.7) Hàm cần tìm là mặt bậc 2 dưới đây:
(2.8)
Phương pháp Shepard trong những phiên bản gần đây còn được cải tiến mạnh hơn [5].
2.2.3. Phương pháp lân cận gần nhất (Nearest Neighbor )
Có những trường hợp điểm số liệu thực nghiệm ở khu vực đó quá thưa, điểm ở xa là chính, người ta chọn giá trị điểm ở gần nhất hoặc dùng đường Breakline. Nhìn chung, đây là trường hợp vùng quan sát thiếu số liệu, độ chính xác của phương pháp không cao.
36