Đối với Ngân hàng:

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 56)

Vì lợi ích kinh tế - xã hội, vì lợi ích của người dân trong nuôi trồng thủy sản Ngân hàng nên chia sẽ trách nhiệm cùng với chủ đầu tư. Tuy nhiên, Ngân hàng phải hết sức thận trọng trong việc cấp phát và quản lý vốn đối với dự án này bởi vì dự án chịu rất nhiều yếu tố môi trường, thời tiết thị trường và giá cả mặc dù biết rằng khả năng chịu rủi ro của nó khá cao. Ngoài ra, trước khi thẩm định dự án Ngân hàng (mà chủ yếu là cán bộ tín dụng) phải theo dõi chặt chẽ, kiểm tra kỹ lưỡng các tài liệu, hồ sơ mà khách hàng đã gửi đến vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các hành vi lừa đảo để nhận những khoản tiền vay từ Ngân hàng. Vì thế, khi tiếp xúc khách hàng cán bộ tín dụng phải xem xét hành vi của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp xem có những sơ hở, không thống nhất giữa lời nói với hồ sơ hay không?.

2.1. Các điều kiện đảm bảo nợ vay:

 Ngoài việc yêu cầu đơn vị vay vốn làm thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo cho phần vốn vay. Ngân hàng còn phải thấy rằng giá trị tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh chỉ là điều kiện cần, vấn đề quan trọng nhất là hiệu quả của dự án đầu tư.

 Yêu cần bên thứ 3 ký hợp đồng bảo lãnh trả nợ thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp trả nợ không đúng kỳ hạn.

 Yêu cầu doanh nghiệp chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài dự án có thể đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn.

 Ngoài ra, khi thẩm định dự án để cho vay ngân hàng thường xuyên xem xét tác động của lạm phát đối với dự án, bởi lạm phát là vấn đề có tính chất vĩ mô do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nên khi phân tích dự án phải coi lạm phát như một yếu tố khách quan, bản thân các dự án không thể khắc phục được. Do đó, cần phải xem xét tác động của dự án trong quá trình thẩm định.

2.2. Một số vấn đề cần quan tâm trong việc lựa chọn dự án đầu tư.

 Một là, đặc biệt quan tâm đến khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án. Trong việc này cần lưu ý phối hợp tốt giữa các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tránh tình trạng nhiều dự án đầu tư trong cùng một thời gian có cùng một địa điểm tiêu thụ.

 Hai là, trong điều kiện hiện nay, trước mắt ngân hàng cần lựa chọn dự án quan trọng có tính chất đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá hoặc những dự án hết sức cần thiết để phát triển những doanh nghiệp có vị trí quan trọng.

 Ba là, khi lựa chọn dự án cần xem xét số lượng dự án đã, đang thẩm định đầu tư cùng loại với dự án đã đáp ứng đủ nhu cần sản phẩm loại đó trong tương lai hay chưa?

 Bốn là, trong quá trình thẩm định cần phải thẩm định phương diện nào có thể hoàn toàn dựa vào kết quả thẩm định của chủ đầu tư, của cơ quan duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương diện nào, ngân hàng phải chú trọng thẩm định kỹ, tính toán cụ thể để đảm bảo thu hồi nợ.

 Năm là, trong quá trình thẩm định, ngân hàng cần tư vấn cho chủ đầu tư về những lĩnh vực mà ngân hàng thông thạo và nắm được nhiều thông tin hơn.

2.3. Việc phòng ngừa những khoản vay có vấn đề.

Ngay khi có bằng chứng là người vay đang gặp khó khăn về tài chính, nhà quản trị ngân hàng phải áp dụng kịp thời các biện pháp:

 Nhân viên ngân hàng có thể cho lời khuyên về vấn đề sản xuất kinh doanh của khách hàng.

 Ngân hàng có thể đề nghị các chủ doanh nghiệp cấp thêm vốn như: Bán thêm cổ phần, thanh lý các tài sản không có ích trong sản xuất kinh doanh.

 Nếu doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì ngân hàng nên loại bỏ chúng cho đến khi doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình tài chính của mình.

2.4. Xem xét tình hình sử dụng vốn vay của Ngân hàng.

 Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp đã vay từ ngân hàng đã thực hiện theo đúng mục đích vay vốn hay không? Tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn của phương án xin vay. Mặt khác, ngân hàng phải biết rõ người vay, đồng thời đơn vị vay phải đưa ra bản dự thảo chi tiết phương án vay vốn. Qua đó, ngân hàng tạo điều kiện giúp khách hàng thiếu vốn được vay sử dụng vốn có hiệu quả và mở rộng hoạt động của mình trên cơ sở lợi nhuận, an toàn cao khi cho vay.

 Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng, chủ động tìm kiếm dự án, xây dựng phương án cho vay, chứ không như cách làm truyền thống từ trước đến nay, các tổ chức tín dụng thường ngồi chờ khách hàng đem dự án đến Ngân hàng để xin vay, cách làm này không còn hiệu quả nhất là trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng đang làm việc trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng, chủ động xây dựng các phương án đầu tư vốn tìm hiểu cùng khách hàng triển khai dự án. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động tìm được nơi cho vay an toàn, quản lý được rủi ro.

2.5. Mở rộng dịch vụ ATM phục vụ khách hàng.

Được biết trong thời gian tới, dịch vụ ATM sẽ được triển khai nhằm thực hiện chủ trương chung của ngành Ngân hàng là mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích người dân gởi tiền vào và sử dụng dịch vụ ngân hàng đã gây lãng phí lớn trong việc đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ

hiện đại. Hiện nay, NHĐT có 45 máy cung cấp dịch vụ ở 4 Thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương. Cùng một công nghệ hệ thống tự động ATM nhưng ở mỗi thành phố mỗi ngân hàng lại thiết lập riêng một mạng lưới máy tính rút tiền riêng của mình, phân chia rõ đối tượng khách hàng của từng ngân hàng là rất lãng phí do đầu tư trùng lắp, không tận dụng được hạ tầng cơ sở của nhau. Thiết nghĩ, Ngân hàng nên xem xét kỹ vấn đề này để có hướng đầu tư cho phù hợp, nên chăng có sự phối hợp giữa các ngân hàng trong và ngoài tỉnh để có hướng đầu tư tránh được lãng phí mà các ngân hàng khác đã vấp phải vừa qua.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w