Phân tích độ nhạy cảm.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 46)

3. Thẩm định dự án ở phương diện tài chính: 1.Mức độ tự túc về tài chính:

3.8.Phân tích độ nhạy cảm.

Một dự án thường tồn tại trong một thời gian dài, lợi ích và chi phí cũng diễn ra trong thời gian đó mà chúng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố ở một mức độ khác nhau đều có mức không chắc chắn nhất định tức là rủi ro. Công việc ở đây là xem xét phân tích, ước lượng những rủi ro có thể xảy ra do sự thay đổi lên xuống của các yếu tố, chi phí sản xuất, giá cả, doanh thu ảnh hưởng tới NPV, IRR. Việc xác định rủi ro là nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ các khía cạnh đảm bảo an toàn cho dự án và có các biện pháp an toàn cho đầu tư của ngân hàng.

Một cách để nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro đối với dự án là thực hiện phân tích độ nhạy cảm, kỹ thuật này kiểm nghiệm xem tính khả thi của dự án sẽ như thế nào nếu kết quả xảy ra khác với những gì đã dự đoán trong khi thực hiện dự án đầu tư .

Trong phân tích độ nhạy cảm mỗi biến số được thay đổi bằng tỉ lệ % trên hoặc dưới giá trị mong đợi khi các yếu tố khác không thay đổi. Do đó NPV và IRR mới được tính đối với các yếu tố này.

Ý nghĩa của phân tích độ nhạy cảm của dự án là giúp thẩm định các dự án trong trường hợp biến động về giá cả, chi phí, doanh thu,…từ đó có thể khoanh vùng hay một hành lang an toàn cho hoạt động một dự án.

Ngoài ra còn phương pháp phân tích trường hợp, và phương pháp đánh giá kết quả của dự án trong một số trường hợp với những dữ kiện nhất định của các yếu tố xác định dự án. Thường người ta phân tích cho 2 trường hợp: bất lợi và có lợi nhất có thể xảy ra. Nhưng ở dự án này chỉ tiến hành phân tích độ nhạy cảm với các biến động. 21 21,5 22 NPV (ngàn đồng) IRR (%) - 49.746,32 44.319,96

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 46)