II.Kiến nghị 1 Môi trường.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 55)

1. Môi trường.

Trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, vấn đề tác động của môi trường cũng như ảnh hưởng của nghề nuôi thủy sản lên môi trường xung quanh là điều bắt buộc cần phải xem xét, để đảm bảo tính bền vững và ổn định của sự phát triển. Việc bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu, vì thế cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu, chất độc hại.

 Xây dựng hệ thống kênh cấp thoát riêng biệt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

 Xử lý nguồn nước thải bị ô nhiễm trước khi đưa ra khỏi vùng nuôi nhưng trước hết phải thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao nuôi, giảm tối đa diện tích sử dụng thức ăn tự tạo, khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường.

 Hình thành một số trạm kiểm soát chất lượng nước, các trạm này nên đặt ở những vị trí đầu nguồn nước cấp và cuối nguồn của các ao nuôi ra kênh thoát chung. Trang bị cho nhóm hộ nuôi trong phạm vi khoảng 20ha có một số dụng cụ kiểm tra nhanh chất lượng môi trường nước.

 Ngoài ra do đặc điểm của điều kiện tự nhiên nên nuôi tôm vụ phụ cho năng xuất thấp hơn vụ chính, và năng suất năm sau thấp hơn năm trước nên để khắc phục tình trạng này, các hộ nuôi nên áp dụng một số biện pháp :

 Qui hoạch lại vùng nuôi - Các chủ cơ sở nên giảm diện tích ao nuôi để dùng cho việc sử lí nước và lắng nước.

 Xác định mùa vụ nuôi tôm hợp lí.

 Nuôi xen canh với các đối tượng khác như: rô phi, cá trắm ,...kết hợp với rong biển thân mềm để xử lí nước thải.

Tóm lại: Việc thực thi bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ là một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo cho nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w