Thẩm đinh về phương diện kỹ thuật của dự án:

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 29)

Phân tích và thẩm đinh dự án về phương diện kỹ thuật phải xuất phát từ yêu cầu về chất lượng tôm dự kiến trong dự án. Từ yêu cầu này mà người ta đưa ra các phương pháp kỹ thuật, phương pháp sản xuất ...

2.1. Phương pháp kỹ thuật :

Nuôi tôm sú công nghiệp có kỹ thuật cao hơn so với mô hình nuôi tôm quản canh cải tiến (QCCT). Vì thế, dự án đã áp dụng kết hợp quy trình kỹ thuật của Trung tâm khuyến ngư Tiền giang, Bến Tre mà thành viên của tổ hợp tác có tham gia nuôi thành công ở Gò Công Đông (Tiền Giang) vào khu nuôi trong dự án với các điều kiện kỹ thuật :

 Xây dựng ao: 100% mặt nước ngập sâu trong ao, có ao lắng và quạt nước.

 Hệ thống cấp thoát nước riêng biệt.

 Mật độ thả 25 - 35 con/m2, tôm được thuần dưỡng đúng theo chế độ nước trong ao.

 Chế độ cho tôm ăn theo đúng quy trình nuôi và người nuôi đã nắm được kỹ thuật nuôi.

 Ngoài ra, trung tâm khuyến ngư còn đào tạo các công nhân trực tiếp sản xuất, cử cán bộ kỹ thuật hàng tuần, đến kiểm tra, tư vấn và xử lý những tình huống tại cơ sở sản xuất.

2.2. Phương pháp sản xuất :

Dựa vào điều kiện đặc thù về môi trường tự nhiên, thời tiết khí hậu thủy văn, tương ứng với nhu cầu về sinh thái của giống tôm sú công nghiệp tại vùng ngập mặn và các yêu cầu kỹ thuật mà dự án chọn lựa. Cơ sở sản xuất lựa chọn phương án sản xuất nuôi tôm 2 vụ một năm.

Thời gian nuôi: 4 tháng/vụ

Mùa vụ: - Vụ 1 từ: 1/3 - 30/6 - Vụ 2 từ: 1/8 - 30/11 Diện tích mặt nước 80.000m2 CÁC THÔNG SỐ VỤ CHÍNH VỤ PHỤ Mật độ thả Tỷ lệ sống Cở thu hoạch

Hệ số chuyển hóa thức ăn

35 con/m2 70% 35 con/kg 1,6 25 con/m2 60% 35 con/kg 1,7

Thời gian còn lại là thời gian ao nghĩ ngơi, nuôi cá xử lý đáy, tu sữa bờ, thiết bị. Lịch trình sản xuất Khoản mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chuẩn bị ao Nuôi vụ chính Nuôi vụ phụ

2.3. Địa điểm xây dựng:2.3.1 Vị trí địa lý: 2.3.1 Vị trí địa lý:

Khu vực đầu tư có diện tích 13 ha thuộc ấp 3 xã Thạnh Trị và một phần nhỏ thuộc xã Đại Hoà Lộc, huyên Bình Đại-Bến Tre.

Toạ độ:

Nam cách sông Ba Lai 200m. Bắc giáp các hộ dân.

Đông giáp lộ đập Ba Lai.

Tây cách kinh đào Đại Hoà Lộc 100m.

Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân dương 0,7.

2.3.2. Khí tượng thủy văn:

Khí hậu: Mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 - 11, lượng mưa bình quân 1300 mm-2000 mm tập trung các tháng 7,8,9. Mùa khô tư tháng 12 - 4 năm sau.

2.3.3. Nguồn nước.

 Nước tự nhiên: được lấy từ sông Ba Lai thông qua Rạch Mây, rộng 12m, có độ mặn quanh năm, từ 3 – 30%.

 Nước ngầm: có chất lượng thích hợp cho sinh trưởng của tôm, ở tầng sâu 60 – 70m, độ mặn > 10%.

2.3.4. Địa chất.

Mang đặc trưng loại phù sa phèn mặn, màu nâu đen pha cát. Nhưng được các hộ nuôi quảng canh trước đây lấy và xả nước theo triều hàng tháng qua nhiều năm nên đã được cải thiện tốt, thích hợp cho việc nuôi tôm công nghiệp.

2.3.5. Giao thông.

 Đường bộ: đường đập Ba Lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đường thủy: đường Rạch Mây.

2.3.6. Nguồn điện.

Điện lưới quốc gia: Tỉnh đã có kế hoạch thi công qua công trình đập Ba Lai, ngoài ra dự án còn tự lắp đặt một máy phát điện 20KVA.

2.3.7. An ninh trật tự - xã hội.

Vùng dự án nằm trong khu vực có truyền thống nuôi thủy sản xung quanh dự án đã có những công trình khác đã đi vào hoạt động ổn định thuận lợi, chính quyền địa phương và bà con xung quanh rất quan tâm động viên, giúp đỡ.

2.4. Giải pháp xây dựng.Mục đích: Mục đích:

 Bố trí mặt bằng xây dựng hợp lý và thuận lợi.

 Đảm bảo nhu cầu vệ sinh, xử lý chất thải bảo vệ môi trường.

 Tiết kiệm chi phí xây dựng phù hợp với khả năng thời gian của dự án.

2.4.1. Phần đào đắp.

Các yêu cầu kỹ thuật.

 Hợp đồng với trung tâm khuyến ngư thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi tôm công nghiệp và thi công dùng thiết kế.

 Bờ được đầm nén bằng xe cơ giới, mặt bờ có rãnh thoát nước mưa, có độ dốc đảm bảo thoát nước tốt.

 Ao lắng phải đủ nước cung cấp cho ao nuôi, ao xử lý phải đảm bảo xả cạn để phơi đáy.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:

 Ao xử lý nước: đảm bảo chứa khối lượng nước bằng 1/3 ao nuôi.

 Kênh lắng nước: hệ thống riêng biệt với kênh xả.

 Kênh xả nước: Hệ thống riêng biệt với kênh cấp.

2.4.2. Các công trình phụ trợ.

 Rào bảo vệ: toàn khu vực được rào bằng lưới thép B40, trụ bêtông.

 Điện thắp sáng: trang bị một máy phát điện 20KVA và hệ thống chiếu sáng toàn bộ khu vực sản xuất.

 Hệ thống máy đập nước và hệ thống thổi khí đáy ao: đảm bảo dòng chảy đều khắp ao. Máy quạt tự lắp, cánh quạt nhựa, một máy kéo một nghìn quạt 15 cánh thông qua các truyền lực, mỗi ao gồm 4 dàn quạt tại 4 canh ao. Hệ thống thổi khí được lắp đều trong đáy ao khoảng cách 1m, nguồn cung cấp khí từ một máy nén khí 2KW cho 1 ao.

 Hệ thống cống bêtông cấp và xả nước: Cống khẩu độ 0,7m dài 6m, bằng độ sâu của đáy ao, thiết kế dạng hở, ván phay nhiệm vụ thoát nước khi cần thiết vào lúc thu hoạch. Cống cấp thoát chính nằm ở đầu các trục kênh cấp – thoát chính. Khẩu độ 12m dài 10m, có lắp lưới bảo vệ.

 Máy bơm nước: Một máy xăng Kohler, máy D6 để chắt nước đáy ao. Một máy bơm nước cấp có công suất 100m3/h.

 Máy hút bùn: dùng hút chất thủy bẩn tại đáy ao trong quá trình nuôi.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án nuôi tôm sú công nghiệp (Trang 29)