1.4.1. Mục đích của miễn dịch trị liệu
Dựa trên lý thuyết về cảnh giác miễn dịch, miễn dịch tri liệu trong ung thư được Bumet khởi xướng từ năm 1957 nhằm mục đích :
• ức chế trực tiếp sự phát triển của tế bào u và các vi di căn.
• Ngăn ngừa, làm giảm suy tủy hoặc phục hồi lại hoạt động của tủy xương sau hóa trị liệu hoặc xạ trị.
• Tăng cường đáp ứng miễn dịch chống lại các nhiễm trùng cơ hội.
Cho đến nay, nhiều liệu pháp miễn dịch đã và đang được nghiên cứu áp dụng vào điều tri ung thư bên cạnh các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa chất, tia xạ. Nhiều chất kích thích miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu ra đời, đồng thòi mô hình kết hợp phẫu thuật, hóa chất, miễn dịch (Immunochemosurgery) được áp dụng rộng rãi đã cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị ung thư.
Bảng 1.4. Tóm tắt các liệu pháp miễn dịch điều tri ung thư (Theo Ivan Roitt-1998 [43])
Chủ động Không đặc hiệu BCG, Levamisole, Aslem (Active) Đặc hiệu Vaccin chống ung thư
Không đặc hiệu Tế bào LAK trị liệu, cytokin trị liệu Bị động Đặc hiệu Phức hợp thuốc gắn kháng thể đặc hiệu (Passive) Hỗn hợp Tế bào LAK gắn kháng thể
1.4.2. Cơ chế chung của các thuốc kích thích miễn dịch
Có nhiều biện pháp điều trị miễn dịch trong ung thư đã được ứng dụng trên lâm sàng, trong đó việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu được coi là có tác dụng hỗ trợ cho các phương pháp điều trị chính thống. Các chất kích thích miễn dịch là những chất làm tăng về số lượng hay chất lượng hoặc cả hai của các thành phần trong hệ thống miễn dịch.
Mỗi chất kích thích miễn dịch có cơ chế tác động riêng, nhưng nhìn chung cơ chế tác động của chúng là có tác dụng:
• Thúc đẩy quá trình phát triển và biệt hóa của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
• Hoạt hóa chức năng của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
• Điều chỉnh lại mối quan hệ điều hòa giữa các tế bào miễn dịch theo chiều hướng có lợi cho cơ thể.