Các kỹ thuật phân tích

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67)

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.Các kỹ thuật phân tích

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22 làm công cụ phân tích định lượng thông qua các kỹ thuật như: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy.

- Phân tích thống kê mô tả:

Số liệu thống kê mô tả cung cấp tần số cho ta cách nhìn chung về tổng thể nghiên cứu như tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,…Thống kê mô tả giúp giải thích thêm về sự ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc.

- Phân tích độ tin cậy thang đo:

Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của các biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s anlpha và hệ số tải nhân tố (Factor loading) bằng phân tích khám phá EFA.

- Phân tích tương quan:

Ma trận tương quan Pearson được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích này sẽ cho thấy sự tương quan tất cả các biến trong nghiên cứu.

- Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy tuyến tính theo phương trình hồi quy

Y = X1β1 + X2β2 + X3β3 + X4β4 + X5β5+X6β6 + ε Trong đó, Trong đó, Biến X1: Sự thích hợp Biến X2: Sự trung thực Biến X3: Tính dễ hiểu Biến X4: Tính có thể so sánh Biến X5: Tính kịp thời. Biến X6: Có thể kiểm chứng. Biến Y : Tính thanh khoản. ε : hệ số nhiễu.

βi: trọng số hồi quy.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương này trình bày các giai đoạn của quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, cách thức xây dựng thang đo, cách thu thập dữ liệu nghiên cứu và các kỹ thuật phân tích nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67)