Tính thích hợp (Relevance)

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52)

c. Các yếu tố cần thiết nhằm tạo nên BCTC có chất lƣợng

2.4.2.1. Tính thích hợp (Relevance)

Thông tin được cho là thích hợp khi nó có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng thông tin với tư cách là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, thông tin thích hợp cần có giá trị dự báo, giá trị xác nhận hoặc cả hai (IASB, 2010:17). Một số nghiên cứu trước đây có khuynh hướng tập trung vào chất lượng lợi nhuận để nói đến chất lượng BCTC. Tuy nhiên, theo quan điểm này nó chỉ giới hạn thông tin tài chính mà không đề cập đến các thông tin phi tài chính. Có các yếu tố tạo nên sự thích hợp của thông tin:

Yếu tố thứ nhất là những thông tin trong báo cáo doanh nghiệp công bố đến mức độ nào về những cơ hội cũng như rủi ro kinh doanh. Theo Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet (2000), để tạo ra giá trị dự báo ngoài những thông tin tài chính, báo cáo thường niên cần bổ sung những thông tin phi tài chính. Điều này giúp người sử dụng thông tin biết được những cơ hội cũng như những rủi ro trong kinh doanh, từ đó họ có cái nhìn rõ nét hơn về viễn cảnh về sự bền vững của công ty.

Yếu tố thứ hai nhằm đo lường giá trị dự báo là các doanh nghiệp cung cấp những thông tin định hướng cho tương lai. Những thông tin này thường được biểu hiện dưới những kỳ vọng của ban lãnh đạo công ty về tương lai của công ty trong ngắn và dài hạn.

Yếu tố thứ ba là công ty sử dụng giá trị hợp lý để đánh giá. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng giá trị hợp lý thay cho giá gốc khi bàn về giá trị dự báo của thông tin BCTC (Mc Daniel, 2002). Họ cho rằng giá trị hợp lý cung cấp thông tin thích hợp hơn giá gốc. Ngoài ra, FASB và IASB cũng cho rằng kế toán theo giá trị hợp lý làm tăng tính thích hợp của thông tin BCTC. Vì vậy, giá trị hợp lý được xem là một yếu tố quan trọng làm thông tin BCTC trở nên có chất lượng hơn.

Yếu tố thứ tư là giá trị xác nhận. Thông tin có giá trị xác nhận khi nó làm thay đổi những kỳ vọng quá khứ hay hiện tại từ những tiên đoán trước đó. (IASB, 2010) Theo Jonas, Gregory J., and Jeannot Blanchet (2000), trong báo cáo

thường niên cần phải cung cấp thông tin phản hồi đến người sử dụng về những giao dịch, sự kiện trước đây mà có thể giúp họ xác nhận hoặc thay đổi những tiên đoán. Những thông tin này thường được cung cấp từ tài liệu Báo cáo phân tích của Ban giám đốc.

Yếu tố thứ năm, báo cáo bộ phận vừa cung cấp giá trị dự báo vừa cung cấp giá trị xác nhận. Báo cáo này cung cấp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin bộ phận có thể giúp người sử dụng có thể dự đoán được tương lai tốt hơn, khi biết được sự tác động của các bộ phận đến tình hình chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin này còn giúp người đọc đánh giá lại được những nhận định của mình trong quá khứ (Van Beest, Ferdy, Geert Braam, and Suzanne Boelens. (2009).

Hình 2.8: Các yếu tố tạo nên sự thích hợp (Relevance)

Thông tin BCTC đáp ứng được yêu cầu thích hợp, có thể phần nào nâng cao được chất lượng thông tin BCTC, từ đó có thể nâng cao được tính thanh khoản của chứng khoán.

Từ những thông tin được đền cập ở trên, giả thuyết đầu tiên được đưa ra trong luận văn là:

H1: Thông tin BCTC càng thích hợp giúp cho tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp càng tăng.

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)