Tính thanh khoản của chứng khoán

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26)

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BCTC VÀ TÍNH THANH KHOẢN CHỨNG KHOÁN

1.2.1. Tính thanh khoản của chứng khoán

Reza, Jamei (năm 2012) với nghiên cứu về Tác động của chất lượng thông tin kế i Rủi ro thanh khoản của công ty niêm yết chứng khoán tại Tehran Stock

Exchange. Nghiên cứu này đã sử dụng sự ể

nghiên cứu tác động chất lượng thông tin kế toán trên thanh khoản. Kết quả của các thử nghiệm giả thuyết nghiên cứ ất lượng thông tin kế toán có thể ảnh

hưởng đến rủi ro thanh khoản của cổ phiế ế ứng

khoán Tehran và tăng các thuộc tính chất lượng của thông tin có thể là một lý do trong việc giả thanh khoản về cổ phiếu.

ột nghiên cứu việc xem xét các tác động của chất lượng thông tin tới rủi ro thanh khoản, rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa chất lượng thông tin và rủi ro thanh khoản, như vậy với chất lượng thông tin cao hơn sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản sẽ được giảm xuống, hay tính thanh khoản được tăng lên.

về vấn đề các báo cáo tài chính có thể liên quan đến đầu tư như thế nào?, họ phát hiện ra rằng, có một mối quan hệ tích cực giữa chất lượng của thông tin BCTC và hiệu quả

đầ ể có một sự đầu tư hiệu quả ự gia tăng thông tin BCTC của họ.

Trong năm 2010, Ali Rahmani, Seyed Ali Hoseini và NargesRezapour trong nghiên cứu về quan hệ sở hữu chế và thanh khoản cổ phiếu trong Iran, chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa các sở hữ ản cổ phiếu, ngoài ra mức độ tập trung của sở hữu tổ chức gây ra thanh khoản cổ phiếu trong công ty giảm. Trong nghiên cứu của họ, mối quan hệ này đã được quan sát thấy trong trường hợp của các tiêu chí giao dịch như quy mô giao dịch và tiêu chí Amihud về các tiêu chí thông tin như mức chênh lệch giá chứng khoán giữa cung và cầu.

Nekounam (năm 2012) có bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu với tính thanh khoản cổ phiếu. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu được xem xét ở hai khía cạnh là hình thức sở hữu và tập trung quyền sở hữu tác động đến tính thanh khoản. Mẫu khảo sát gồm 74 công ty, là các thành viên của sàn giao dịch chứng khoán tại Tehran, đã được lựa chọn trong khoảng thời gian 5 năm (2005- 2009). Mô hình hồi quy tuyến tính với mức độ tin cậy 95%, sử dụng phần mềm Excel và SPSS để kiểm tra các giả định và nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu (biến độc lập) và thanh khoản (biến phụ thuộc). Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa mức độ thể chế quyền sở hữu, mức độ quyền sở hữu quản lý và mức độ sở hữu tập trung có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản. Ngoài ra còn có tác động tích cực trong mối quan hệ giữa mức độ sở hữu tổ chức và tính thanh khoản.

Tới năm 2013, cũng nghiên cứu tại Tehran, Maryam Salahinezhad đã có bài nghiên cứu về tính thanh khoản. Bài nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của Nekounam (2012), cho kết quả có mối quan hệ tiêu cực đáng kể tồn tại giữa sự tập trung quyền sở hữu và tính thanh khoản, mối quan hệ tích cực đáng kể tồn tại giữa sở hữu tổ chức và tính thanh khoản và cuối cùng là sự tác động tích cực không đáng kể giữa quyền sở hữu quản lý và tính thanh khoản.

Cũng trong năm 2013, Karkon đã có cuộc Điều tra mối quan hệ giữa chất lượng công bố trong hệ thống thông tin và tính thanh khoản chứng khoán. Về vấn đề này, quy mô doanh nghiệp được coi là các biến kiểm soát. Chất lượng công bố thông tin

được đo bằng cách sử dụng điểm số mà Tổ chức Chứng khoán và giao dịch tại Tehran xác định cho các công ty, được thực hiện thông qua các báo cáo về "chất lượng Công bố và thông tin thích hợp. Các điểm số từ 0 đến 100. 4 biến tiêu chí bao gồm cả số lượng cổ phiếu được giao dịch, tỷ lệ thu nhập cổ phiếu, khối lượng giao dịch chứng khoán tại Rial, và giá trị của cổ phiếu được giao dịch đã được sử dụng để đo lường khả năng thanh khoản. Nghiên cứu lấy mẫu bao gồm 70 công ty trong giai đoạn 2006 đến 2011. Xét trong vòng 5 tài chính năm cho mỗi công ty, nghiên cứu này bao gồm các dữ liệu của 350 công ty trong năm. Các kết quả phân tích dữ liệu cho thấy một tương quan tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và thanh khoản chứng khoán. Tức là kết quả của mối quan hệ giữa ba biến số tiêu chí bao gồm cả số lượng cổ phiếu được giao dịch, khối lượng giao dịch chứng khoán tại Rial và giá trị của cổ phiếu được giao dịch. Tuy nhiên, kết quả cho thấy không có mối tương quan giữa chất lượng công bố thông tin và tính thanh khoản chứng khoán. Điều này có ý nghĩa là kết quả của sự thiếu tương quan đáng kể giữa ba biến thanh khoản bao gồm cả số lượng cổ phiếu được giao dịch, tỷ lệ doanh thu cổ phiếu và khối lượng giao dịch chứng khoán tại Rial.

Ahmad Mohammady (2011) thực hiện nghiên cứu “Các đặc tính của lợi nhuận kế toán và thu nhập của cổ phiếu” vào năm 2011. Dữ liệu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Terhan từ năm 1998 đến 2009. Nghiên cứu này được thiết kế để điều tra mối quan hệ giữa các đặc tính của thu nhập kế toán và lợi nhuận của cổ phiếu bằng các mô hình hồi quy. Nghiên cứu này thu được kết quả: Thuộc tính của chất lượng thu nhập có liên quan tới lợi nhuận cổ phiếu, các thuộc tính phù hợp của chất lượng thu nhập giải thích rõ hơn lợi nhuận của cổ phiếu hơn là thuộc tính độ tin cậy của chất lượng thu nhập, lợi nhuận của cổ phiếu có liên kết đồng biến với chất lượng thu nhập.

1.2.2. Chất lƣợng thông tin BCTC

Trên thế giới còn có các nghiên cứu tập trung về chất lượng thông tin BCTC. Quan điểm của các nhà nghiên cứu này xem chất lượng thông tin BCTC dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB và IASB. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là “hoạt động hóa” các đặc tính chất lượng, về vấn đề này có các nghiên cứu sau:

Maines .L.A (2006) nghiên cứu về đặc tính “đáng tin cậy” của thông tin BCTC. Tác giả sử dụng phương pháp để đánh giá về đặc tính đáng tin cậy của thông tin BCTC bao gồm:

o So sánh các số liệu kế toán với chuẩn mực kế toán o Xem xét vấn đề công bố lại thông tin kế toán

o So sánh các ước tính kế toán và nhận biết dòng tiền trong tương lai o Thông qua việc sử dụng các thông tin kế toán để nhận biết sự đáng tin

cậy của những thông tin này.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm giúp cho các nhà xây dựng chuẩn mực, người sử dụng xác định những yếu tố góp phần tăng “độ tin cậy” của thông tin BCTC.

Davood Khodadady (2012) nghiên cứu về đặc tính “sự thích hợp” thông tin BCTC của 49 ngân hàng tại Ấn Độ, bao gồm 27 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và 22 ngân hàng tư nhân. Tác giả sử dụng thang đo Likerk 5 điểm để đo lường danh mục gồm 14 yếu tố có ảnh hưởng đến sự thích hợp của thông tin BCTC, trong đó có 10 yếu tố liên quan đến giá trị dự báo và 4 yếu tố liên quan đến giá trị xác nhận. Kết luận của tác giả là thông tin BCTC của ngân hàng tư nhân thích hợp hơn thông tin BCTC của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.

Khác với những nghiên cứu đặc tính chất lượng riêng lẻ của thông tin BCTC nêu trên, nhóm tác giả khác nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC thông qua việc đo lường các đặc tính dựa trên quan điểm của FASB và IASB. Phương pháp này chủ yếu là đo lường trên cơ sở các khái niệm.

Đầu tiên là nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000), trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng các yếu tố tạo nên 11 đặc tính chất lượng thông tin BCTC theo FASB. Từ đó, Geert Braam (2009 và 2013) phát triển nghiên cứu của mình để đo lường chất lượng thông tin BCTC của Anh và Mỹ bằng phương pháp “hoạt động hóa” các đặc tính chất lượng để đánh giá những thông tin tài chính và phi tài chính nhằm xác định tính hữu ích của chúng.

1.3. Nhận xét

Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan tương đối đến vấn đề của đề tài luận văn, tác giả có một số nhận xét sau:

Khái niệm chất lượng thông tin BCTC được các nghiên cứu xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, mang tính riêng lẻ, từ đó việc đo lường chất lượng thông tin BCTC chỉ ở mức độ các thông tin tài chính và mức độ công bố, chưa phản ánh được chấy lượng thông tin BCTC toàn diện theo hướng tính hữu ích của thông tin nhằm giúp người sử dụng thông tin BCTC ra quyết định.

Liên quan đến tính thanh khoản chứng khoán, các nghiên cứu trong nước còn khá hạn chế, các nghiên cứu nước ngoài có đề cập đến sự tác động đến tính thanh khoản nhưng đang tập trung nhiều vào mối quan hệ với các thông tin tài chính.

Sau khi xem xét tổng quan các nghiên cứu, đối với Việt Nam là nước đang phát triển nên trong các nghiên cứu còn rất nhiều khoảng trống để có thể phát triển thêm.

Kết luận chƣơng 1

Nội dung chính của chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về bức tranh tổng thể các nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Từ đó, giúp tác giả nhận thấy được khoảng trống của các nghiên cứu và làm nền tảng để thực hiện các bước tiếp theo của luận văn.

Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày theo hai phần lần lượt trong nước và ngoài nước trên cơ sở chọn lọc các nghiên cứu tiêu biểu đã được nêu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn. Qua những nội dung đã trình bày trong chương này, cho thấy vấn đề nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC tác động đến tính thanh khoản chứng khoán là một vấn đề khá mới mẻ và cần thiết tại Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)