Lý thuyết ngƣời đại diện

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1.Lý thuyết ngƣời đại diện

Một trong những lý thuyết nền tảng liên quan đến việc lựa chọn đầu tư của các cổ đông đó là lý thuyết người đại diện. Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết người đại diện xuất phát từ Jensen và Meckling, Jensen và Meckling (1976) định nghĩa “lý thuyết ủy nhiệm tập trung vào mối quan hệ tương tự như một hợp đồng theo đó người chủ thuê người thừa hành”.

Lý thuyết người đại diện mô tả các mối quan hệ giữa người quản lý và các cổ đông; giữa các cổ đông và chủ nợ. Các nhà cung cấp vốn ủy thác việc ra quyết định, chiến lược và điều hành hoạt động cho các nhà quản lý. Lý tưởng nhất, các nhà quản lý sẽ hành động và đưa ra quyết định tối đa hóa giá trị cổ đông và đảm bảo rằng nợ sẽ được hoàn trả. Tuy nhiên, như lý thuyết người đại diện mô tả, nhà quản lý có động cơ sử dụng các vị trí và quyền lực của họ, vì lợi ích riêng của họ. Vấn đề người đại diện xảy ra bởi vì việc tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm soát công ty và được phóng đại bởi các vấn đề bất đối xứng thông tin từ các nhà quản lý có kiến thức tốt hơn về giá trị tương lai của công ty so với các cổ đông và chủ nợ. Điều này có thể gây ra lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức bởi vì các nhà cung cấp vốn không chắc chắn liệu các nhà quản lý đang hành động vì lợi ích tốt nhất của họ. Chi phí đại diện xuất phát từ giả định rằng hai bên, người quản lý và cổ đông của công ty có mâu thuẫn về lợi ích. Chi phí giám sát được trả bởi người chủ, các cổ đông để giám sát các hoạt động bất thường của người quản lý. Đồng thời, chi phí ràng buộc thì lại được trả bởi người đại diện, để đảm bảo rằng các hành động và quyết định của nhà quản lý không gây hại đến lợi ích của chủ công ty, các cổ đông. Mâu thuẫn về lợi ích cũng tạo ra những mất mát phụ trội do phúc lợi không được tối đa hóa. Tổng chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát phụ trội được gọi là chi phí đại diện vì chi phí này xuất phát từ mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý (Jensen và Meckling, 1976).

Như vậy, thông qua lý thuyết người đại diện, một vấn đề được đặt ra là thông tin BCTC cần được trình bày như thế nào tới các cổ đông để có thể giảm thiểu được xung đột về lợi ích giữa các bên. Do đó, phạm vi của luận văn là nghiên cứu về việc thông tin trên BCTC được trình bày một cách trung thực, đáng tin cậy và tính kịp thời.

Một phần của tài liệu Tác động của chất lượng thông tin báo cáo tài chính đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)