B. NỘI DUNG
3.1.3.2 Chiết soxhlet
Nguyên tắc :
Chiết soxhlet là một kiểu chiết liên tục đặc biệt thực hiện nhờ một trang bị riêng của nó. Kiểu chiết này cũng như kiểu chiết lỏng- lỏng nên về bản chất của sự chiết vẫn là định luật phân bố chất trong hai pha không trộn vào nhau. Song ở đây pha mẫu là ở trạng thái lỏng, bột, hoặc dạng mảnh hoặc dạng lá. Còn dung môi chiết (chất hữu cơ) là dạng lỏng.
Ví dụ: chiết lấy dầu melton từ lá cây bạc hà bằng dung môi hữu cơ n- hexan hay benzen. Chiết các thuốc trừ sâu hoặc bảo vệ thực vật trong mẫu rau quả, mẫu đất bằng n- hexan. Vì thế đây là kiểu chiết của hệ chiết có thể là cả đồng thể và dị thể, mà chất phân tích nằm trong mẫu rắn, bột, lá, sợi
Hình 4.2. Bộ chiết soxhlet
Trang thiết bị của kỹ thuật chiết soxhlet là hai loại: 1. Hệ soxhlet thường và đơn giản.
2. Hệ soxhlet tự động (Auto- soxhlet)
Cách chiết theo hệ (1) là đơn giản vận hành bằng tay, còn cách (2) là vận hành một cách tự động. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng để chiết tách chất hữu cơ nằm trong pha rắn hay bột hay mảnh nhỏ, hay các vật liệu khô (lá cây), vì thế nên nó là hệ chiết dị thể.
Ví dụ: Chiết soxhlet thường lấy một số hoá chất bảo vệ thực vật từ mẫu rau quả: Lấy 10g mẫu đã được nghiền nhỏ và trộn đều vào cốc chiết của hệ chiết. Thêm 25- 30 g Na2SO4 khan, 30 ml dung môi chiết n- hexan có 20% Cl2H2. Sau đó tiến hành chiết trong 180 phút.
Kỹ thuật chiết này có ưu điểm là chiết triệt để, song các điều kiện chiết phải nghiêm ngặt thì mới có kết quả tốt. Vì thế hệ thống vận hành chiết tự động cho kết quả tốt hơn nhưng phải có hệ thống trang bị hoàn chỉnh. Nó thích hợp chiết các chất hữu cơ từ các đối tượng mẫu khác nhau. Chất phân tích có trong mẫu rắn, bột, vật mẫu xốp khô (lá cây)… kỹ thuật này được ứng dụng chủ yếu để tách các hợp chất hữu cơ từ các mẫu cây lá, rau quả hoặc mẫu đất như ví dụ trên.