Những nội dung đề xuất, kiến nghị phối hợp với các ngành, đoàn thể

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn hà tĩnh luận văn ths khoa học chính trị (Trang 94)

đoàn thể

3.3.2.1. Đối với UBND tỉnh

Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Nghị quyết 25, khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Chương trình phát triển thanh niên Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020 và các nội dung phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đề nghị UBND tỉnh hổ trợ nguồn kinh phí để thực hiện các chương trình, đề án về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên; giao cho đoàn thanh niên xây dựng đề án “phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong gìn giữ, phát huy truyền thống quê hương Hà Tĩnh”. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố triển khai đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên.

Tăng cường đầu tư, hỗ trợ nguồn lực để nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục cho thanh niên. Đầu tư hoàn thiện hệ Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Hà Tĩnh; hoàn thiện khu công viên Trung tâm thàn phố Hà Tĩnh; các địa chỉ đó trên địa bàn để tạo không gian giải trí lành mạng đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

3.3.2.2. Đối với ngành văn hóa, thông tin, truyền thông

Tăng cường công tác quản lý văn hóa, kịp thời ngăn chặn tác động xấu của các sản phẩm không lành mạnh đến thanh thiếu niên. Tạo điều kiện, khuyến khích để các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, Đài truyền hình định kỳ mở

89

các chuyên trang, chuyên mục gương người tốt, việc tốt nhằm tạo sức lan toả, có giá trị giáo dục lý tưởng thanh niên.

Phối hợp với Đoàn thanh niên phát huy các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất, điểm vui chơi giải trí để tạo điều kiện cho đông đảo đoàn viên thanh niên đến tham gia sinh hoạt, vui chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích.

Tăng cường quản lý, định hướng thông tin lành mạnh cho thanh thiếu niên; biểu dương khen thưởng kịp thời những trường hợp có thành tích truyền thông giáo dục hiệu quả và xử lý kỷ luật nghiêm minh những trường hợp có sai phạm; đảm bảo hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng theo đúng pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản thường xuyên quan tâm tuyên truyền về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên; siết chặt quản lý với những ấn phẩm, trang mạng, game online có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến thanh thiếu niên.

3.3.2.3. Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng; môn Giáo dục công dân, môn Lịch sử đối với học sinh các trường phổ thông; tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử cách mạng của Đảng, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho học sinh, sinh viên bằng những hình thức mới, phù hợp, hiệu quả.

Coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động thực tiễn, các phong trào thi đua, các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa; cần thường xuyên tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia lao động dưới hình thức lao động công ích, thông qua đó rèn luyện cho họ tinh thần yêu lao động, hăng hái lao động vì cộng đồng. Xây dựng quy chế và thực hiện đánh giá hạnh kiểm, đạo đức cho học

90

sinh, sinh viên theo từng học kỳ; đưa kết quả xếp loại hạnh kiểm, đạo đức thành một nội dung tiêu chí xét lên lớp, tốt nghiệp mỗi cấp học, khóa học của học sinh, sinh viên.

Phối hợp với Đoàn thanh niên triển khai các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Triển khai có hiệu quả chương trình phối hợp hàng năm giữa ngành giáo dục và tổ chức Đoàn thanh niên từ Tỉnh đến các huyện, thị, thành phố.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên. Trong sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhà trường ở vị thế chủ động; nhà trường cần có biện pháp để thiết lập thông tin liên hệ, trao đổi thường xuyên với gia đình và các chủ thể vận hành các thiết chế văn hóa, thông tin đại chúng để chủ động định hướng giáo dục thế hệ trẻ.

3.3.2.4. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một quá trình trong đó đòi hỏi phải có sự tác động của nhiều chủ thể, điều này vừa tạo nên tính liên tục trong giáo dục vừa tạo môi trường lành mạng tác động trực tiếp đến với thanh niên.

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc trên cơ sở chương trình phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên chỉ đạo các tổ chức thành viên đặc biệt là các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu TNXP hàng năm có các nội dung phối hợp giáo dục truyền thống đạo đức và lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Quan tâm phản biện, giám sát các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các ngành liên quan đến công tác giáo dục đối với thanh niên.

Phát huy vai trò các thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong từng cộng đồng, cơ quan, khu dân cư, trong các gia đình nhằm động viên, giáo dục, quản lý, định hướng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước cho lực lượng đoàn viên thanh niên.

91

Đề nghị Hội Cựu chiến binh tiếp tục chỉ đạo cơ sở Hội tiếp tục phối hợp Đoàn thanh niên tiếp tục thực hiện tốt chương trình “tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và ý thức cảnh giác cách mạng cho thanh niên” giai đoạn 2012 – 2017. Phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp “bộ đội Cụ Hồ” và tinh thần gương mẫu, trách nhiệm của các thế hệ Cựu chiến binh với tính năng động, sáng tạo và ý chí tiến thủ của tuổi trẻ, nhằm giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, ý thức pháp luật và đạo đức lối sống cho thanh niên. Hàng năm hai đoàn thể triển khai các hoạt động giao lưu, gặp mặt các nhân chứng lịch sử, nói chuyện chuyên đề nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho đoàn viên thanh niên.

3.3.3. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội LHTN các cấp

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên các cấp là chủ thể đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Muốn thực hiện tốt chức năng này cần tập trung một số nội dung sau:

Công tác giáo dục là chức năng xuyên suốt của tổ chức Đoàn, Hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Do vậy, các tổ chức này phải thường xuyên đổi mới công tác giáo dục nói chung và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên nói riêng. Quá trình đổi mới phải đảm bảo tính định hướng các nội dung của Đoàn cấp trên, của cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp đồng thời tăng cường thông tin về tình hình thời sự trong nước quốc tế, nhất là những vấn đề được đoàn thanh niên chú ý quan tâm. Đổi mới hình thức giáo dục của của Đoàn, trong đó chú trọng từng nhóm đối tượng thanh niên để có phương pháp, hình thức, nội dung giáo dục phù hợp. Cần quan tâm trang bị kỷ năng, tài liệu, định hướng nội dung tuyên truyền hàng tháng cho đội ngũ báo cáo viên của tổ chức Đoàn các cấp.

92

Xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đây là yếu tố có tính quyết định đến các giải pháp khác trong nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Phải đảm bảo mỗi tổ chức Đoàn từ cấp Chi đoàn có khả năng thực hiện được chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, đó là đội ngũ cán bộ Đoàn đảm bảo số lượng, có kiến thức, kỹ năng, khả năng tập hợp thanh niên. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Đoàn xem đây là kênh tốt nhất nhằm giáo dục cho đoàn viên hội viên. Để sinh hoạt Đoàn tốt phải chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt, chú trọng sử dụng hệ thống máy chiếu, hình ảnh, âm thanh đảm bảo, không gian, thời gian sinh hoạt phù hợp với tâm lý thanh niên.

Nâng cao sức hấp dẫn các phong trào thanh niên do Đoàn tổ chức, qua đó tạo môi trường giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, khơi dậy và phát huy tính xung kích của tuổi trẻ. Đa dạng hóa các loại hình tình nguyện từ tình nguyện tại chổ đến tình nguyện chi viện, tình nguyện đột xuất với tình nguyện vì an sinh xã hội; thực hiện nguyên tắc tình nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị trên cơ sở phù hợp với khả năng tình nguyện của các nhóm thanh niên đảm bảo hiệu quả, bền vững, kịp thời. Từ phong trào tình nguyện, tổ chức Đoàn, Hội phát hiện, tôn vinh những nhân tố điển hình, để nhân rộng tạo sức lan toả trong thanh niên.

Thực hiện chức năng đồng hành với thanh niên trong học tập, việc làm, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên. Quan điểm đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay là không chỉ phát huy tinh thần xung kích của thanh niên mà phải kết hợp giữa phát huy vừa bồi dưỡng, đồng hành với thanh niên. Đây là một trong những yếu tố thu hút đoàn viên, thanh niên đến với tổ chức, một giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tập hợp thanh nên. Tuỳ vào nhu cầu, trình độ, tính đặc thù của từng loại hình đối tượng thanh niên mà tổ chức Đoàn, Hội thiết kế các nội dung đồng hành phù hợp. Trong thời điểm hiện nay thì các nhu cầu về phát triển kinh tế, lập nghiệp, giải quyết việc làm; nhu cầu học tập

93

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học; nhu cầu giải trí lành mạnh nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong thanh niên nổi lên như những vấn đề then chốt của tổ chức Đoàn, Hội.

Chủ động thực hiện vai trò tham mưu, kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Như đã phân tích ở trên, giáo dục cho thanh niên là quá trình tác động của nhiêu chủ thể do vậy để đảm bảo hiệu quả cần sự phối hợp, quan tâm của nhiều tổ chức. Đề xuất ở đây là đề xuất cơ chế, đề xuất chỉ đạo lãnh đạo các ngành phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên; đề xuất tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực để triển khai công tác giáo dục. Vai trò đề xuất kiến nghị của tổ chức Đoàn cũng thể hiện khả năng nhạy bén, chủ động, nhạy cảm về chính trị của cán bộ Đoàn. Để tham tham mưu đề xuất có hiệu quả, đội ngũ cán bộ Đoàn phải biết phát hiện vấn đề, đánh giá vấn đề, chuẩn bị kỹ lưỡng về những nội dung tham mưu, thậm chí cần tranh thủ ý kiến các ngành liên quan trước khi trình cấp uỷ.

Tổ chức Đoàn phải biết vận động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ các hoạt động của Đoàn, Hội trong đó có công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách nhà nước khó khăn, nguồn hỗ trợ không đủ tổ chức các hoạt động, thì nguồn lực xã hội hóa là điều cần thiết và quan trọng. Phối hợp với các ngành liên quan để tranh thủ nguồn hỗ trợ, nguồn từ các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Muốn huy động tốt phải có kỹ năng vận động, biết chức năng nhiệm vụ của các đơn vị khi đề xuất phối hợp đề tạo sự đồng thuận cao đồng thời phải đảm bảo lợi ích hài hoà của mỗi đơn vị khi tham gia phối hợp hổ trợ tổ chức các hoạt động.

94

KẾT LUẬN

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội. Chính những đặc điểm này của thanh niên mà yêu cầu về mặt giáo dục là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng. Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay chính là bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là vấn đề vừa có tính lý luận sâu sắc vừa mang tính thực tiễn sinh động. Vấn đề nghiên cứu khá mới tại địa phương nên trong phạm vi đề tài chưa thể khái quát hết các vấn đề liên quan, mặt khác do năng lực bản thân và thời gian có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những nhận định mang tính chủ quan. Một số nội dung đưa ra chưa hẳn là giải pháp mang tính đột phá nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho thanh niên hiện nay.

Mặc dù vậy, trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu, các tài liệu của các nhà khoa học, những người trực tiếp đang là lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh thếu nhi; quá trình phân tích, khảo sát, so sánh thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên địa bàn. Đề tài đã hệ thống hóa một cách khoa học những vấn đề có tính lý luận về công tác giáo dục nói chung và về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên nói riêng; khẳng định những nội dung

95

giáo dục cần thiết bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, trong thời kỳ mới các yếu tố khách quan, chủ quan cũng như trách nhiệm của các chủ thể trong hệ thống chính trị có trách nhiệm đến giáo dục thanh niên được phân tích, đánh giá một cách khá cụ thể. Các yếu tố mang tính đặc thù của địa phương như điều kiện tự nhiên, truyền thống cách mạng, truyền thống của thế hệ trẻ qua các thời kỳ, thói quen, tập quán, cốt cách con người Hà Tĩnh cùng các thiết chế văn hóa trên địa bàn được nhìn nhận đánh giá một cách logic nhằm đánh giác tác động đến thanh niên.

Đề tài đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của tổ chức Đoàn thanh niên trong thực hiện chức năng giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn. Giải pháp đặt ra cho tổ chức Đoàn là đổi mới trên hai khía cạnh trong giáo dục đó là đổi mới nội dung và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Để giáo dục lý tưởng cách mạng có hiệu quả phải tiến hành đồng thời làm tốt các nội dung về giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, nhân cách, chính trị tư tưởng, ý thức pháp luật; vận dụng tối đa các yếu tố kỹ thuật như công nghệ thông tin, Internet và các cơ sở vật chất khác trong tiến hành các nội dung giáo dục.

Từ sự phân tích, đánh giá toàn diện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn hà tĩnh luận văn ths khoa học chính trị (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)