Phát huy vai trò cán bộ Đoàn trong công tác giáo dục thanh niên

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn hà tĩnh luận văn ths khoa học chính trị (Trang 61)

Đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn. Thông qua đội ngũ cán bộ đoàn, nhất là cán bộ đoàn chủ chốt các cấp, những người trực tiếp làm báo cáo viên, cán bộ làm công tác tuyên giáo, các nội dung tuyên truyền, giáo dục của Đoàn được chuyển tải trực tiếp đến thanh thiếu niên. Mặt khác, cán bộ đoàn các cấp cũng đóng vai trò hạt nhân trong tham mưu xây dựng, sáng tạo, đổi mới các mô hình, hoạt động giáo dục của Đoàn đối với thanh thiếu niên. Đã tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho 126 báo cáo viên của Đoàn từ cấp huyện đến cấp tỉnh.

Phát huy vai trò người cán bộ đoàn trong giáo dục thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn các cấp luôn nêu cao tính tiền phong, gương mẫu; ý thức cao trách nhiệm của mình để không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ; thường xuyên tiếp xúc, gần gũi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thanh thiếu niên để kịp thời nắm bắt, định hướng tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp để bồi dưỡng,

56

xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đoàn theo hướng trẻ hóa, nâng cao về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu công tác.

2.5. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng cho thanh niên

Một số cấp uỷ Đảng chưa nhận thức sâu sắc tính chất và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đối với thế hệ trẻ nên chưa thực sự chú trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên; có thời điểm chưa chỉ đạo quyết liệt cấp dưới, các ngành liên quan phối hợp với tổ chức Đoàn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Chưa chỉ đạo các cơ quan liên quan có những nghiên cứu bài bản về tác động của quá trình công nghiện hóa, mở rộng giao lưu hội nhập, kinh tế thị trường tác động đến thanh niên trên địa bàn. Việc triển khai các Nghị quyết chuyên đề về thanh niên cũng như quán triệt nội dung công tác giáo dục có nơi triển khai chậm, làm hình thức. Trong quá trình triển khai thực hiện thiếu sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế.

Thực trạng thanh niên thiếu việc làm còn phổ biến, môi trường lao động và điều kiện sống còn khó khăn. Một bộ phận thanh niên thiếu ý chí phấn đấu, thiếu kỹ năng xã hội, không chịu khó học tập, rèn luyện, dễ bị dao động về lập trường tư tưởng, có biểu hiện lệch lạc về giá trị đạo đức và lối sống, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, sa vào các trào lưu mới không phù hợp với văn hóa dân tộc; tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.

Tổ chức Đoàn Thanh niên chưa cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho phù hợp với các đối tượng thanh niên. Nội dung bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay có phần nặng về nguyên lý, còn chung chung. Khả năng xây dựng các chyên đề giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ

57

trẻ gắn với giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống quê hương, con người Hà Tĩnh chưa được quan tâm. Thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong thanh thiếu niên chưa đáp ứng yêu cầu đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn và đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên. Ở một số địa phương, đơn vị, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác và tuyên truyền, biểu dương nhân rộng trong thanh thiếu niên còn chưa được duy trì thường xuyên.

Việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu: Tỷ lệ tập hợp thanh niên ở một số nơi còn thấp, nhiều hoạt động giáo dục chỉ đến với thanh niên tích cực, chưa đến được với nhóm đối tượng thanh niên đặc thù. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên thiếu thông suốt và chưa xuất phát kịp thời từ cơ sở; công tác nắm bắt tư tưởng của thanh niên trên mạng internet còn yếu; công tác đấu tranh phản tuyên truyền còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng tuy diễn ra sôi nổi, đều khắp nhưng có những nơi còn mang tính hình thức, thiếu tính hiệu quả. Các cấp bộ Đoàn đã làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng nhưng chưa chú trọng và còn lúng túng trong việc nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc phối hợp với các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông hiện đại vào công tác giáo dục chưa phát huy tối đa hiệu quả; các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền còn thiếu, chưa sinh động, hấp dẫn thanh thiếu niên; chưa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực, thiết chế văn hóa phục vụ cho công tác giáo dục; chưa thực sự hình thành, tạo ra được những trào lưu mới, tích cực trong thanh thiếu niên.

Đội ngũ cán bộ Đoàn có kỹ năng, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, khả năng tham mưu triển khai công tác giáo dục còn thiếu và chất lượng không đồng đều. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo ở nhiều cơ sở Đoàn vừa thiếu lại vừa hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.

58

2.6. Nguyên nhân

2.6.1. Nguyên nhân của ƣu điểm

Mặc dù có đơn vị, có thời điểm chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của thanh niên, nhưng nhìn chung các cấp ủy đảng quán triệt và quan tâm chỉ đạo thực hiện trong toàn hệ thống các quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trong nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho đoàn viên thanh niên với quan điểm “xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”.

Quá trình triển khai công tác giáo dục các cấp bộ đoàn đã chủ động, sáng tạo xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp thiết thực cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị và các đối tượng thanh niên, kết hợp phương pháp nêu gương với xây dựng những mô hình hiệu quả để tuyên truyền, nhân rộng.

Các cấp bộ đoàn đã từng bước nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho các cấp uỷ đảng, phối hợp với các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể liên quan về công tác thanh niên, tập trung vào đổi mới nội dung, hình thức giáo dục gắn với các khâu tạo cơ chế, nguồn lực, môi trường và điều kiện để bồi dưỡng, phát huy thanh niên; tích cực xã hội hóa một số nội dung trong công tác giáo dục.

2.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Cấp ủy và lãnh đạo ở một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên. Trong thực tiễn hành động, các cấp ngành, đoàn thể, địa phương còn thiếu những biện pháp, chính sách đồng bộ, phối hợp chưa chặt chẽ, quản lý còn bất cập và thiếu hiệu quả, đầu tư nguồn lực chưa thỏa đáng cho công tác giáo dục đạo đức, lối

59

sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên. Việc cụ thể hóa, đưa Nghị quyết Trung ương 7, khóa X “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vào cuộc sống có phần chưa sâu sát; một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức đến lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết trong hệ thống chính trị, còn tư tưởng giao khóan Nghị quyết cho Đoàn thanh niên đảm nhiệm. Điều kiện về kinh phí, nguồn lực, cơ chế, chính sách các cấp ủy, chính quyền dành cho việc tổ chức hoạt động của các cấp bộ Đoàn nói chung cũng như tập trung riêng cho mảng tuyên truyền giáo dục của Đoàn còn rất khó khăn, hạn chế đã gây nên những ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả việc đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thóai về đạo đức, lối sống, không phát huy được yếu tố làm gương của người đảng viên cộng sản chân chính, của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ.

Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; suy thóai kinh tế thế giới, khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội trong nước; tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng đến thanh niên, tác động đến tâm lý, tình cảm, nhận thức của giới trẻ, làm hạn chế hiệu quả các biện pháp tuyên truyền, giáo dục của Đoàn.

Các phương tiện thông tin truyền thông, nhất là internet đang phát triển nhanh, cùng với những yếu tố tích cực, tiện ích đem lại thì chúng cũng tạo ra nhiều tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của lớp trẻ, đến công tác giáo dục thanh thiếu niên. Trong các ấn phẩm báo chí xuất bản, cơ cấu nội dung, mảng tuyên truyền chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên còn mỏng, có phần thiếu sức hấp dẫn thanh thiếu niên; thậm chí vẫn xuất hiện những tin, bài có nội dung cổ súy cho lối sống hưởng thụ vật chất. Một số cơ quan thông tin đại chúng khai thác quá nhiều, quá sâu những thông tin tiêu cực, giật gân, câu khách, thiếu tính nhân văn.

60

Nhận thức của một số cán bộ Đoàn về đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn chưa sâu sắc dẫn tới việc chưa đầu tư suy nghĩ và sáng tạo những mô hình mới, phù hợp với thanh thiếu niên và điều kiện của địa phương, cơ sở; công tác chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp bộ Đoàn nhất là cấp Trung ương và cấp tỉnh chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên.

Chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ truyền đạt lý luận chính trị của Đoàn nhìn chung chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay.

Một số gia đình, cha mẹ còn thiếu kiến thức, phương pháp giáo dục chưa quan tâm chăm sóc, quản lý con em; các hiện tượng bạo lực, bạo hành trong gia đình, vợ chồng ly hôn... đã tác động mạnh, trực tiếp đến tâm lý và phát triển nhân cách của thanh niên.

61

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƢỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ TĨNH 3.1. Nguyên tắc, yêu cầu

3.1.1. Một số nguyên tắc định hƣớng

3.1.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu

Mục tiêu của giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là bồi dưỡng đạo đức cách mạng, những giá trị tốt đẹp của dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình đề xuất và triển khai các giải pháp bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu nói trên.

3.1.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học

Các giải pháp đưa ra phải căn cứ trên cơ sở nghiên cứu về lý luận công tác giáo dục cho thanh niên nói chung và đặc điểm thanh niên Hà Tĩnh nói riêng đồng thời căn cứ vào thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Hà Tĩnh. Bên cạnh giải quyết có hiệu quả yêu cầu của thực tiễn mà đề tài trực tiếp nghiên cứu, cần bảo đảm khả năng ứng dụng trong thực tiễn.

3.1.1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa các giải pháp

Trong hệ thống các giải pháp bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, thuộc các chủ thể thực hiện khác nhau. Việc phân chia thành từng giải pháp chỉ mang giá trị định tính, Bởi vì giữa các giải pháp đó có mối liên kết, thống nhất với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung. Một hay một vài giải pháp nằm trong một nhóm nhất định chỉ có thể giải quyết được một phần nhưng không giải quyết được tất cả các yêu cầu đặt ra đối với vấn đề. Chất lượng của các giải pháp sẽ đạt cao hơn khi kết hợp các giải pháp vào trong tính hệ thống của nó.

62

3.1.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên được nêu ra trong đề tài phải cụ thể, thiết thực, có thể thực hiện và thông qua đó nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Yêu cầu

3.1.2.1. Những yêu cầu đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3.1.2.1.1. Việc hình thành lý tưởng cách mạng cho thanh niên gắn liền với quá trình chuyển đổi hệ giá trị xã hội trong bước ngoặt của cuộc cách mạng

Xu thế hợp quy luật này đã trở thành đặc điểm nổi bật trong xã hội Việt Nam hiện nay, một xã hội còn chứa đựng những tàn dư của chế độ phong kiến, của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Trong tiến trình xây dựng một xã hội mới dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo hướng CNH – HĐH sẽ xuất hiện nhữn giá trị mới thay thế cho những giá trị cũ; đồng thời tiếp thu những giá trị truyền thống nhưng phải được cải thiện, được nâng lên một tầm cao mới. Quá trình định hướng cho lớp trẻ diễn ra trên cơ sở và chịu tác động của quy luật nhu cầu mọi mặt của con người ngày càng tăng thích ứng với những tiến bộ xã hội. Nắm bắt xu thế này để xác định rõ nội dung của công tác giáo dục lý tưởng trong giai đoạn cách mạng mới là một đòi hỏi bắt buộc, nếu muốn nâng cao hiệu quả giáo dục.

3.1.2.1.2. Giáo dục kết hợp với tự giáo dục, giáo dục lý tưởng không tách rời giáo dục văn hóa, nâng cao dân trí, gắn liền với các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì tương lai của chính mình, vì hạnh phúc của nhân dân

Quan niệm về công tác giáo dục cần được đổi mới theo xu thế khích lệ, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ để lớp trẻ tự nhận giá trị của cuộc sống. Thực tiễn đã

63

chứng minh rằng, mọi sự áp đặt, quy chụp, quy kết, khuôn sáo, khiên cưỡng, cấm đoán, ép buộc trong giáo dục đều không mang lại kết quả mong muốn. Vì vậy, kết hợp giáo dục, tự giáo dục, hơn bao giờ hết, trong lúc này đang là phương châm chỉ đạo toàn bộ hoạt động tư tưởng của chúng ta. Cái gốc của vấn đề chính là phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thái độ của chủ thể giáo dục là hảy gần gũi lớp trẻ, hiểu họ hơn, tin vào tiềm năng sáng tạo của họ, dựa vào sức mạnh của họ. Để hiểu được cách thức và con đường đến với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH của thanh niên, không có cách nào khác là thường xuyên đối thoại với họ (chứ không chỉ độc thoại, răn dạy), cùng tham gia hoạt động với họ, thường xuyên trưng cầu, ý nguyện của họ, tạo điều kiện để nâng cao dân trí cho họ, cổ vũ những sáng kiến của họ, tìm cách khơi dậy những tiềm năng sáng tạo, kịp thơi uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của họ trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống, nếp sống. Đó là những vấn đề mang tính quy luật của sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn hà tĩnh luận văn ths khoa học chính trị (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)