Các giải pháp

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn hà tĩnh luận văn ths khoa học chính trị (Trang 70)

3.2.1. Xác định rõ những nội dung cần bồi dƣỡng, giáo dục lý tƣởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

3.2.1.1. Độc lập dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới được hiểu theo tinh thần kế thừa biện chứng

Xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế các bên cùng có lợi đang là xu thế của thể giới hiện nay. Tuy nhiên, hoà bình và ổn định mới chỉ là nguyện vọng của nhân loại tiến bộ, vì vậy vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vẫn được đặt ra như một nội dung chủ yếu, không thể xem nhẹ trong lý tưởng cách mạng. Trước nguy cơ diễn biến hoà bình của các thế lực phản động với ba chiến lược chi phối đầu tư, ngoại giao thân thiện và chia rẽ nội bộ, thì độc lập dân tộc hiện nay còn là vấn đề giữ vững sự ổn định chính trị, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong đảng, đoàn kết các thành phần dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và tính độc lập tự chủ trong hợp tác toàn diện, đa phương với nước ngoài.

65

Trong điều kiện hiện nay, tinh thần tự lập, tự cường, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc đang trở thành một yêu cầu cấp bách để hội nhập mà không bị hoà tan, để không đánh mất mình trong hợp tác, giao lưu quốc tế. Lòng tự hào dân tộc cần được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tinh thần độc lập dân tộc còn được thể hiện rõ nét ở ý chí vươn lên quyết không cam chịu đói nghèo, tiếp cận những thành tựu mới của khoa học công nghệ. Phải giải thóat thế hệ trẻ khỏi tâm lý vọng ngoại, chuộng ngoại, sùng ngoại. Phải làm cho họ hiểu rằng, yêu nước ngày nay trước hết là yêu gia đình, làng xóm, quê hương của mình, sẳn sàng đem tài năng và sức lực để phục vụ quê hương. Đối với thanh niên Việt Nam ở nước ngoài yêu nước là hướng về Tổ quốc Việt Nam, yêu tiếng mẹ đẻ của mình cùng góp công, góp sức xây dựng quê hương đất nước. Đối với lớp trẻ ngày nay, giữ nước trước hết là giữ lấy bản thân mình khỏi sa vào cạm bẩy của âm mưu diễn biến hoà bình, vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, vào các trạng thái cực đoan do cơ chế thị trường tác động.

3.2.1.2. Dân chủ trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Dân chủ luôn gắn liền với lợi ích. Người lao động muốn làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân, thì trước hết phải đánh giá đúng giá trị sức lao động của mình và làm chủ sức lao động của mình. Đây là tiền đề cho việc chọn nghề nghiệp, việc làm đảm bảo vừa làm lợi cho chính mình, vừa giúp ích cho xã hội, làm giàu cho đất nước. Dân chủ luôn gắn liền với pháp luật và kỷ cương, với những quy ước của cộng đồng (hương ước, quy ước)..

Quá trình dân chủ hóa diễn ra đồng thời với quá trình phát triển kinh tế, củng cố và đổi mới hệ thống chính trị, cải cách đồng bộ nền hành chính quốc gia. Vì vậy, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cũng sẽ dần đi vào cuộc sống theo những mức độ, cấp bậc khác nhau. Chẳng hạn, trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ mới có thể đảm bảo ở mức công bằng trong

66

việc thu, phát thông tin, công bằng trong bàn bạc thảo luận các công việc chung của Nhà nước, dân có quyền giám sát các hoạt động của chính quyền, chứ chưa thể đạt tới mức bình đẳng về thông tin, bình đẳng trong thảo luận bàn bạc.

Quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội diễn ra trong cuộc đấu tranh chống lại những trào lưu dân chủ tư sản, bằng các con đường khác nhau đang tràn vào nước ta (dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, tự do vô chính phủ, nhân quyền phi giai cấp). Bên cạnh đó cũng phòng chủ nghĩa quan liêu, độc đoán chuyên quyền trong bộ máy chính quyền Nhà nước các cấp và bệnh quan liêu xa rời thực tế của các cơ quan đoàn thể quần chúng.

3.2.1.3. Vấn đề công bằng xã hội phải được thiết lập ngay trong từng bước tăng trưởng kinh tế

Toàn dân, đặc biệt là nhân dân lao động đều phải được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới. Một mặt, Đảng và Nhà nước khuyến khích việc làm giàu chính đáng và hợp pháp. Mặt khác, phải chăm lo xoá đói, giảm nghèo, tiến đến xoá nghèo. Giống như các nước đi lên từ nông nghiệp, công bằng xã hội cũng có nghĩa là phải tập trung vào phát triển nông thôn, vì đại đa số dân cư sống ở nông thôn, số người nghèo chủ yếu cũng tập trung ở nông thôn.

Đặt trọng tâm vào việc chăm lo, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, xem con người là động lực to lớn nhất của sự nghiệp công nghiệp đổi mới, coi ấm no, tự do, hạnh phúc của con người là mục đích cao nhất. Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất, công tác. Người lao động có năng suất cao, chất lượng tốt phải có thu nhập cao hơn người có năng suất thấp, chất lượng tồi.

Đảm bảo phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, vì đó là điều kiện để tạo ra thu nhập. Tạo ra sự công bằng về cơ hội giáo dục cơ bản, đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ, hưởng thụ các thành tựu văn hóa, cơ hội để có việc làm, tự tạo việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của từng người.

67

3.2.1.4. Về bình đẳng xã hội là một nội dung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Cùng với sự phát triển kinh tế, thực hiện dần dần việc giải phóng phụ nữ, ngay ở những vùng nông thôn, trên cơ sở đẩy mạnh chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, đưa tiến bộ kho học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đổi mới chính sách cán bộ nữ, tiến tới bình đẳng nam – nữ.

Bình đẳng giữa các thành phần dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là một nội dung quan trọng. Mục tiêu này được thực hiện trên cơ sở một hệ thống các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Nó cũng không tách rời chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, sự giúp đỡ vô tư của các dân tộc đa số với các dân tộc ít người.

Bình đẳng giữa các tôn giáo trên cơ sở hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo vừa tốt đạo, vừa đẹp đời, tôn trọng sự tự do tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư; đồng thời kiên quyết chống lại tệ nạn mê tín dị đoan, lợi dung tôn giáo và những mục đích chính trị phản động.

Bình đẳng giữa các công dân về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật. Về bản chất chế độ xã hội mới không cho phép bất kỳ ai đứng ngoài hay đứng trên pháp luật. Nắm vững nội dung này, lớp trẻ góp phần quan trọng vào việc lập lại trật tự kỹ cương ở ngay địa phương, cơ sở mình, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là một vấn đề cần được hiện đại hóa trong quá trình lập thân lập nghiệp của lớp trẻ ở giai đoạn quá độ lên CNXH. Tuy nhiên cần thấy rõ một yêu cầu là sự bình đẳng này được đảm bảo bởi luật pháp của Nhà nước.

3.2.1.5. Chủ nghĩa nhân đạo là một nội dung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Bản chất của hoạt động nhân đạo tuỳ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội. Vì thế hoạt động nhân đạo mang tính giai cấp rõ nét và phụ thuộc vào đường lối chính trị của Đảng cầm quyền. Trong quá trình đi lên CNXH ở nước ta, hoạt

68

động nhân đạo được xem là phương tiện góp phần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, làm lành mạnh hóa môi trường xã hội. Hơn thế nữa, nhân đạo được coi là mục tiêu trong hoạt động của các chủ thể xã hội: Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

Giữa CNXH và chủ nghĩa nhân đạo có một điểm tương đồng: giải phóng con người khỏi cảnh nghèo đói, đau khổ, bất hạnh. Một xã hội công bằn, văn minh trước hết phải là một xã hội nhân đạo. Mục đích của hoạt động nhân đạo là làm cho con người bất hạnh trở về với bản chất của chính mình: được thoả mãn những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần, được sống, học tập, làm việc vui chơi giải trí như những người khác trong cộng đồng.

3.2.1.6. Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại

Đây là một nội dung quan trọng của giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay. Với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội mới, văn hóa bao gồm những thành tố sau: Tri thức và kinh nghiệm mà dân tộc đã tích luỹ được trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới; sức sống, sự sáng tạo đảm bảo cho dân tộc tồn tại và phát triển; bản sắc văn hóa dân tộc (những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thể hiện sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo văn hóa của dân tộc); hệ giá trị truyền thống của dân tộc, của cách mạng.

Cốt lõi của các giá trị văn hóa là hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ khi xuất hiện đã tạo ra một định hướng mới, một chất lượng mới trong việc xây dựng nền tảng văn hóa của dân tộc. Đó là sự kết hợp hài hoà của một thế giới quan khoa học, một phương pháp luận khoa học với một nhân sinh quan cách mạng, hướng vào mục tiêu giải phóng con người và giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột và bất công.

Văn hóa mới vừa là mục tiêu cần vươn tới, vừa là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong số các nguồn lực đảm bảo cho sự phát triển, thì nguồn lực con người là quyết định nhất. Nhưng nói tới nguồn lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

69

con người cũng có nghĩa là nói tới văn hóa. Với tư cách là động lực của sự phát triển, văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người chủ của hiện tại và tương lai. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa: kiến thức, kỹ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tiềm năng đó, phải sớm hình thành trong thế hệ trẻ một ý thức chính trị, văn hóa chính trị, tức là biết nhìn nhận đánh giá các yếu tố của văn hóa trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương công tác của Đoàn thanh niên.

Giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng là một nội dung cơ bản của giáo dục lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề sau là rất đáng chú ý: dạy và học lịch sử của đất nước, của từng địa phương, văn học dân gian, tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số, văn học nghệ thuật Việt Nam, cách ứng xử giao tiếp của người Việt Nam, kiến trúc dân tộc…Bên cạnh đó cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc hết sức phong phú, đa dạng: triết lý, đạo đức, lễ nghi, phong tục, nghệ thuật, y học cổ truyền, kiến trúc.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là kỳ thị với các nền văn hóa khác, mà sẳn sàng tiếp thu các yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học, tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Đồng thời kiên quyết chống lại mọi thứ văn hóa độc hại, những khuynh hướng tư tưởng phản tiến bộ, phản nhân văn, lối sống sa đoạ, đồi truỵ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

3.2.1.7. Hướng thế hệ trẻ tới những phẩm chất của người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đó là: Giỏi chuyên môn, thạo việc, sáng tạo; thẳng thắn, trung thực, giữ chữ tín; sống và làm việc theo pháp luật; quý trọng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm

70

trong tiêu dùng; có tư duy kinh tế; tiếp cận khoa học công nghệ mới; có kiến thức và kỹ năng giao tiếp xã hội; quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả; chủ động, tự giác, khiêm tốn, cầu tiến bộ, có bản lĩnh; có ý thức thi đua hợp tác; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường mới. Có thể nói đây là những đặc trưng nhân cách của con người mới phù họp với thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.

Hướng thanh thiếu niên tới mô hình nhân cách của con người chính trị kiểu mới, đảng viên cộng sản chân chính: Năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp; biết làm giàu chính đáng bằng trí tuệ, sức lực, tài năng của mình (đúng pháp luật, có lợi cho mình và cho xã hội, không làm hại người khác); có bản lĩnh chính trị, nhạy cảm trước các vấn đề chính trị trong nước và trên thế giới, có tư duy biện chứng, lời nói đi đôi với việc làm, biết hy sinh những lợi ích cá nhân nhỏ nhoi vì nghĩa lớn của dân tộc; tích cực hoạt động chính trị xã hội; là chổ dựa tin cậy về chính trị và tinh thần cho lớp trẻ trong việc giải quyết những mâu thuẩn nảy sinh trong cuộc sống; trọng chân lý, trọng lẽ phải, hiểu biết, tin cậy và dựa hẳn vào lớp trẻ; có tình thương bao la đối với những người lao động chân chính, có thái độ dứt khóat, lên án, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện tham những, cơ hội chủ nghĩa đang làm tổn hại thanh danh của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.

Định hướng một hệ thống các nhu cầu mới trong thế hệ trẻ, đó là:

Sống có hoài bão lớn, phát huy tinh thần tự lập, tự cường, tự tôn dân tộc, quyết không cam chịu nghèo hèn; tích cực sáng tạo đưa cái đúng, cái tốt, cái đẹp vào cuộc sống lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập công tác, thể thao, hoạt động cá nhân…Mỗi bạn trẻ sáng tạo đúng hướng có nghĩa là vừa là đẹp thêm, phong phú thêm nhân cách của mình, vừa làm giàu, làm đẹp thêm cho xã hội. Như vậy, nhu cầu sáng tạo trở thành động lực trực tiếp để thực hiện lý tưởng cách mạng, thực hiện lẽ sống.

71

Nhu cầu nâng cao trí tuệ và sự lành nghề. Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại thông tin khoa học – công nghệ sẽ không chấp nhận những người lao động không có nghề, kém hiểu biết: “học suốt đời và luôn hoàn thiện tay nghề” phải trở thành phương châm hoạt động của lớp trẻ trong những năm tới.

Nhu cầu về tình cảm là nhu cầu vừa tự nhiên, vừa mãnh liệt của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu chân chính còn là nhu cầu đặc thù của lớp trẻ. Hướng lớp trẻ tới những tình cảm đạo đức mới, tình cảm thẩm mỹ mới, trên cơ sở kế thừa và phát huy những truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc, là công việc vừa cấp bách, vừa phức tạp khó khăn trong điều kiện của cơ chế thị trường, trong bối cảnh của hội nhập giao lưu quốc tế.

Nhu cầu tự khẳng định mình thông qua hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội. Một xã hội lành mạnh là xã hội tạo những điều kiện thuận lợi nhất để lớp trẻ tự khẳng định năng lực, sở trường để bộc lộ cá tính của mình thông qua giao tiếp và hoạt động trong gia đình, trong nhóm bạn, trong tập thể, trong cộng đồng,

Một phần của tài liệu Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên địa bàn hà tĩnh luận văn ths khoa học chính trị (Trang 70)