Giọng ca và lối hát

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 33)

M CL C

2.2.1 Giọng ca và lối hát

2.2.1.1 Về giọng ca

Trong quan họ, khái niệm giọng được hiểu theo nhiều cách khác nhau phức tạp. Muốn nhận thức được khái niệm này, trước hết phải căn cứ vào những quan niệm của quan họ Bắc Ninh, xem họ hiểu thế nào là giọng và cách đặt tên cho giọng là như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, cho rằng giọng là âm sắc của tiếng hát mỗi người. Khi nghe một nghệ nhân quan họ khen một chị hát quan họ cùng thôn rằng: “Chị Lân có giọng thổ đồng hay lắm”, như thế là họ hiểu nghĩa chữ “giọng” từ một khái niệm sơ giản về âm sắc nói về màu sắc và tầm cỡ của giọng hát thiên nhiên, thuộc về khoa học thanh nhạc. Danh từ giọng trong quan họ được hiểu theo khái niệm về âm điệu trong nhiều trường hợp.

Trườnghợp thứ hai, cho rằng giọng chỉ một âm điệu chung của nhiều bài hát cụ thể. Khi nghe nghệ nhân quan hị nói giọng hừ la, tức là có những bài hát cụ thể (ở địa phương quan họ gọi là câu) cùng chung một âm điệu riêng, âm điệu ấy được đặt tên là hừ la. Vậy hừ la là một âm điệu riêng, đường bạn là một âm điệu riêng, lằng là một âm điệu riêng…. Cho nên khi nghệ nhân quan họ nhắc bạn hát một câu hừ la khác, tức là bạn sẽ hát lên một bài cụ thể với lời ca khác nhưng cùng chung âm điệu hừ la, tức là giọng hừ la. Và như thế là: giọng hừ la gồm nhiều câu (lời ca), và câu hừ la (hừ la vui vẻ thế này…) là lời ca của một

29

bài cụ thể theo giọng hừ la. Không thể nhầm lẫn giọng với câu, giọng là chỉ về âm điệu, còn câu là để chỉ lời ca.

Trường hợp thứ ba, giọng không chỉ riêng một âm điệu, mà còn là chỉ chung một tổng số âm điệu của nhiều bài hát cụ thể được xếp thành một loại. Ví dụ như: tổng số các giọng hừ la, giọng la rằng, giọng đường bạn, gioạng tình tang, giọng lên núi lên nương, giọng cái hời cái ả (mặc dù từng giọng đều có âm điệu riêng biệt) đều được xếp chung vào một loại và cũng được gọi chung là một giọng: giọng lề lối. Cho nên ta không lạ gì khi nghe thấy giọng nói hừ la thuộc về giọng lề lối (hai danh từ giọng dùng lẫn lộn); ý muốn nói âm điệu hừ la nằm trong một loại giọng gồm nhiều âm điệu khác nữa, tên loại giọng ấy là lề lối và theo đúng thủ tục hát quan họ, bất cứ một cuộc hát nào cũng phải bắt buộc hát mở đầu bằng loại giọng đó.

Với dân ca quan họ, chia tay trong câu hát chỉ là kết thúc một canh hát cụ thể, bởi lẽ ca hát chỉ là một thành tố trong tổng thể sinh hoạt văn hóa quan họ, đó là mỗi khi ngày hội làng lại đến các quan họ lại ra đình làm lễ, sau đó ca hát tại cửa đình, buổi tối tiếp tục ca hát trong gia đình ông trùm, bà trùm (có nơi gọi anh Cả, chị Cả), sáng ngày hôm sau đi thăm hỏi gia đình các bạn quan họ, rồi cùng nhau ra chơi hội, trong hội lại tiếp tục ca hát rồi mới thực sự “giã bạn”.

Từ đặc điểm khác biệt ở giai đoạn chia tay giữa quan họ với một số hình thức dân ca khác, nên bài ca giọng giã bạn tuy có lưu luyến, nhớ thương nhưng không phải nỗi nhớ thương ủy mị, mất mát mà là nhớ thương lạc quan.

“Áo khăn xin gửi lại đây

Nhớ thương xếp để dạ này bao quên. Quan họ về đến hẹn lại lên”

30

Khác với hệ thống giọng vặt, giọng giã bạn không nhất thiết phải là đổi giọng, có lẽ xuất phát từ điểm khác biệt về hình thức đối đáp, nên số lượng bài bản giọng giã bạn ít hơn so với các giọng khác trong hệ thống quan họ.Đó là một trong những nguyên nhân tạo nên tính phổ biến trong các bài bản giọng giã bạn. Hơn nữa giọng giã bạn được hát ở giai đoạn cuối một canh hát, do vậy mức độ tình cảm khi chia tay cũng là yếu tố chi phối trực tiếp tới lời ca, âm nhạc giọng giã bạn.

Trường hợp thứ bốn, giọng để chỉ các âm điệu khác nhau nhưng cùng chung một nguồn gốc. Ví dụ như: giọng tuồng gồm nhiều âm điệu khác nhau với nhiều lời ca khác nhau cùng chung một nguồn ở tuồng mà được cải biên, sáng tạo, quna họ hóa. Giọng chèo, giọng lý, giọng văn… cũng đều theo ý nghĩa đó. Cho nên ta không lạ gì khi thấy bài hát này có âm điệu phảng phất Sa lệch của chèo, bài kia có âm điệu phảng phất Hồi tiếu của chèo, nhưng cả hai bài với hai âm điệu khác nhau ấy cùng chung một nguồn gốc là chèo, nên vẫn được xếp chung vào giọng chèo.

Cách đây khoảng 40 năm, ở làng Viêm xá (Diềm) có mở một hội lớn và người ta đề một bản yết cáo để mở cuộc thi hát lấy giải quan họ.Theo bản yết cáo đó, ta thấy họ hiểu nghĩa chữ giọng và đặt tên cho giọng bằng nhiều cách, bằng nhiều phương pháp với nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là bản yết cáo với những tên gọi các giọng:

“Viêm Xá thủy tổ sang ta, Đặt điều ca xướng đức bà sinh ra

Xưa nay nam nữ trẻ già, Nối giòng tiền cổ ắt là hiển vinh.

Ngẫm xem các giọng cho tinh, Ai mà ca được phân minh rõ ràng.

Gia gái tiếng đất, vật sang, Ai mà ca được vẻ vang trên đời.

31

Hừ là kính chúc mấy lời. Tôi rằng xếp đặt ở nơi ý mình.

Bạn lan, Tình tang, Ố tình,

Gạo ngang, Gạo dọc, cho xinh Cái hừng. Cơm vàng, Chiền chiện đã từng, Thơ đúm, Đàn đúm, tin mừng Phong thư.

Cầm bằng, Tình rằng thờ ơ, Lên giọng Đi cấy, Ngâm thơ một mình.

Năm canh, Phú dọc hữu tình, Mười cung nẩy nót, Năm cung giãi lòng.

Giọng Huế, Tả lý, đường trong, Đàn ngọt, Đàn lẩy nhớ mong Hãm, Quỳnh.

Đào nương Ý,Ức, Tính tình, Ru hời, Giọng lý tại thêm xinh tiền.

Buôn bông, Con mắm thề nguyền, Dang tay Bẻ quạt, thêm phiền ông giăng.

Liện chênh, Liệnmán ca rằng,

Còn các Giọng Lá nói năng vô vàn”.[8;27-28]

Ngày nay với sự phát triển của quan họ, giọng hát cũng đã được xếp lại như sau: giọng lề lối (hay giọng cổ); giọng sổng; giọng vặt (hoặc vụn); giọng giã bạn. Ngoài bốn giọng chính ra còn tồn tại giọng Bỉ…

2.2.1.2 Lối hát quan họ

Với hình thức hát đối đáp:

Khi hát vui ở hội, ở một canh hát gặp gỡ bạn đầu, bao giờ quan họ cũng tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối đôi nữ. Đối đáp nam nữ là bên gái

32

hát một bài, tiếp đó bên trai lại hát một bài, cứ thế dài hết cuộc hát hoặc canh hát.Đối giọng là bên hát trước hát bài có làn điệu âm nhạc như thế nào thì bên hát sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như thế, được coi là đối giọng. Đối lời là đối lời khác với đối giọng không chỉ ở chỗ một bên thuộc lĩnh vực âm nhạc, một bên thuộc lĩnh vực thơ ca, mà còn khác ở chỗ: nếu bên hát trước đã hát một lời ca nào đấy (một đoạn thơ, một bài thơ…) thì bên hát sau cũng sử dụng làn điệu âm nhạc giống như bên hát trước, nhưng lời ca phải khác đi mà gẫn gắn bó với tình, ý, hình tượng…của lời ca người hát trước để tạo nên hiệu quả hô- ứng, tương hằng, đối xử, cảm thông.

Hất đối đáp nam nữ, đổi giọng, đối lời được coi là sự đối đáp hoàn chỉnh theo lề lối của quan họ. Điều này cũng giống với lề lối của nhiều dòng dân ca khác, nhưng cần lưu ý rằng trình độ đối giọng, đối lời của ca hát quan họ đã tiến tới một đỉnh cao mới về nghệ thuật âm nhạc và thơ ca, buộc quan họ không ngừng liên tiếp vươn tới những sáng tạo mới, vươn tới sự tích lũy thường xuyên về vốn âm nhạc, vốn thơ ca, trình độ snags tác và nghệ thuật ca hát.

Với hình thức hát canh:

Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là canh ca; chẳng hạn: ca một canh. Một canh hát quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm quan họ nam và nữ mời nhau đến nhà “ca một canh cho vui bầu vui bạn, vui xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc”.

Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như quan họ đã định ra và thường kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng. Đôi khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài 2, 3 ngày đêm.Trình tự một canh hát đúng lề lối có thể chia thành ba chặng.

Trong chặng đầu tiên, sau những nghi thức giao tiếp giữa quan họ khách và quan họ chủ, thường là bên nam, bên nữ, quan họ đi vào chặng hát đầu tiên.Và ở chặng hát này, người ta hát những giọng cổ cũng gọi là giọng lề lối. Truyền rằng xưa quan họ có đến 36 giọng

33

cổ đã được ghi nhận trong một bài văn vần theo thể lục bát về tên các giọng. Nhưng cho đến trước tháng 8- 1945 thì chặng hát này thường chỉ hát chừng 5, 6 giọng: Hừ la, La rằng, Đương bạn (Bạn lan), Tình tang, Cây gạo, Cái ả… Các giọng cổ thường mang âm điệu cổ kính, chậm rãi, rền, nẩy, nhiều tiếng đệm lót, mang nhiều dấu hiệu đặc trưng của ca hát quan họ truyền thống.

Vai trò của giọng La rằng đặc biệt quan trọng trong việc chi phối nghệ thuật ca hát ấy, cả hai bên sớm đi vào sự ăn nhập về cao độ, trường độ về sự vang, rền, nền, nẩy… của nghệ thuật ca hát. Có khi hai bên hát đến hang mười giọng khác nhau rồi mà âm thanh ca hát vẫn cứ chênh vênh, hụt hơi, với (cao) hoặc sỉn (thấp)… thì các bậc bề trên của các bậc ngồi nghe thường nhắc: “Bắt lại La rằng một lần nữa đi, không thì lại chênh vênh đến sáng”. Hầu hết người quan họ đều cho rằng không ca được bài La rằng cho vang, rền, nền, nẩy thì đừng nói chuyện ca quan họ.Chặng ca những bài cổ là chặng bắt buộc, được duy trì rất nghiêm, có thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự nghiêm chỉnh, đúng lề lối quan họ.Không làm như vậy sẽ bị chê cười.

Chặng giữa tiếp theo sau là chặng hát những bài giọng cổ như trên. Lúc này, quan họ hát sang những bài thuộc hệ thống mà người quan họ gọi là giọng vặt. Tuyệt đại bộ phận trong hệ thống bài ca quan họ còn sưu tập được đến hôm nay là giọng vặt, trong đó bao gồm nhiều những bài mà hôm nay coi là những ca khúc dân gian mẫu mực ở trình độ nghệ thuật hòa hợp thơ ca và âm nhạc. Vào chặng ca giọng vặt, không phải ca theo một trình tự bắt buộc theo thứ tự tên các bài ca, nhưng cũng do tập truyền lâu đời, về đại quát, các canh hát cũng có những trình tự không khác nhau nhiều. Trình tự này đã được người quan họ chỉ rõ bằng một câu nói quen thuộc, cử miệng: “Quan họ càng về khuya càng bổng, càng trầm, càng mặn nồng tình nghĩa.” “Nhờ vậy, canh càng về khuya những bài hát thiết tha gắn bó về nỗi nhớ, niềm thương, đôi khi kể cả những nỗi trăn trở về cuộc đời, về số phận con người… càng được người quan họ hát, ca, đối, đáp, khiến canh hát càng đẩy tới cao

34

trào của tình cảm và sự tài hoa, bay lượn, luyến láy của nghệ thuật ca hát. Người quan họ như tỉnh, như say trong tình bạn, tình yêu, tình người trong chặng ca này.

Chặng cuối thường diễn ra vào khoảng mười hai giờ đêm, một giờ sáng, có thể cuối hoặc gần cuối chặng hát giữa lúc người quan họ mời nhau xơi tiệc mặn và tiệc ngọt, có nơi uống rượu, có nơi không. Nếu nơi có uống rượu thì quan họ chủ trương nâng chén rượu hát bài ca chuốc rượu để mời bạn. Xong bữa tiệc và tuần trầu, nước, quan họ cũng có thể hát đối đáp thêm một số câu giọng vặt nữa rồi chuyển sang chặng cuối của canh hát. Mở đầu chặng hát này thường là quan họ khách bắt đầu ca một câu giã bạn tỏ ý xin tạm biệt ra về, và để đối lại (không buộc phải theo lệ đối giọng) quan họ chủ cũng ca bài giã bạn nhưng mang ý níu giữ khách. Những bài ca giã bạn được cất lên vào lúc giã hội hoặc vào khi tàn một canh hát, khoảng hai, ba giờ sáng trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, nuối tiếc không nguôi… nên tình, ý, giai điệu, âm thanh bài ca rất xúc động lòng người. Những bài ca giã bạn quen thuộc và nổi tiếng còn lưu hành vẫn là các bài: “Người ơi người đừng về, Tạm biệt từ đây, Chia rẽ đôi nơi, Kẻ Bắc người Nam, Con nhện giăng mùng…”. Tiếp theo là cuộc tiễn đưa nhiều lưu luyến và quan họ hẹn rằng “…đến hẹn lại lên”…

Với hình thức hát hội:

Trong vùng quan họ, một trong những hoạt động văn nghệ chủ yếu của hội làng là ca hát quan họ giữa nhiều bọn quan họ nam nữ.Từ ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch cho đến ngày hai mươi tám tháng hai âm lịch, liên tiếp các hội làng diễn ra trong vùng quan họ. Nam nữ quan họ cũng tấp nập mời nhau đi các hội làng “…để vui xuân, vui hội, gặp bàu, gặp bạn, ca đôi câu, đôi canh cầu may, cầu phúc”. Suốt tháng tám âm lịch hàng năm, các làng lại có lệ vào đám ở hội đình quan họ lại có dịp mời nhau dự hội, ca hát.

35

Hát vui: Hội nào cũng có nhiều nhóm quan họ kéo đến. Hội Lim, có những năm đông vui, hàng trăm nhóm quan họ của cả vùng kéo về dự hội và ca hát cùng nhau. Trong đó, có những nhóm đã từng đi ca ở hội nhiều năm, nhưng cũng nhiều nhóm quan họ trai, gái, lần đầu tiên được các anh nhớn, chị nhớn quan họ dẫn đi ca ở hội vừa để thành thạo, mạnh dạn, hơn về ca hát, vừa để đi tìm nhóm bạn khác giới, khác làng để kết bạn. Cho nên hình thức “hát vui đôi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn” là hình thức ca hát quan họ chủ yếu ở hội.Có thể là đôi nhóm quan họ nam nữ đã kết bạn hẹn với nhau đến hội ca cùng nhau. Cũng có thể nhóm nam nữ đã kết bạn mời một nhóm nam nữ quan họ khác cũng đã kết bạn, rồi nhóm nam của nhóm này hát với nhóm nữ của nhóm kia để “mở rộng đường đi lối lại, học đòi đôi lối, đôi câu”. Cũng có thể nhóm anh nhớn, chị nhớn quan họ dẫn nhóm em bé quan họ của mình đi hội lần đầu để tìm nhóm em bé quan họ của nhóm khác cho “các em gần bến gần thuyền… theo đòi cho kịp anh, kịp em…” tạo dịp và bắc cầu cho các em bé ca hát cùng nhau. Cũng có thể có nhóm quan họ nào đấy có một cặp anh Hai, anh Ba, hoặc cặp chị Tư, chị Sáu…nổi tiếng có giọng hát hay hoặc nổi tiếng có nhiều bài lạ, mới thì các nhóm quan họ khác cũng “đánh đường” tìm đến, xin được ca hát đôi câu để “tai nghe giọng ca, mắt nhìn thấy mặt…” cho thỏa nỗi ước mong.

Tất cả những cuộc hát như vậy tỏa ra ở khắp đó đây trong hội, làm nên niềm vui và vẻ đẹp đặc trưng của hội ở vùng quan họ. Người quan họ gọi những cuộc hát như vậy là hát vui, ca vui; không phải theo những lề luật như hát thi, hát canh; chỉ cần tuân theo một số điều của lề lối truyền thống: hát đôi đối đáp nam nữ. Trong hát đối vui ở hội cũng không phải đối giọng đối lời mà thường là nặng về đối ý, đối lời để sao cho khi ca lên người ta thấy được cái tình, cái ý hai bên gắn bó, hô ứng, giao hòa cùng nhau. Cũng không phải bắt đầu từ những câu giọng cổ mà có thể bắt đầu vào ngay giọng vặt, vào ngay một bài nào mà bên hát trước cảm thấy nói ngay được điều muốn nói, hoặc phô diễn được ngay sự thành thạo, khéo léo trong nghệ thuật ca hát của mình. Vì vậy, nghe hát ở hội thường sẽ

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)