Lối hát quan họ Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 32)

M CL C

2.2 Lối hát quan họ Bắc Ninh

Qua những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian với những chứng cớ xác thực về tư liệu cùng với quan niệm của người dân quan họ, chúng ta cần khẳng định lại một sự thật là quan họ do dân mà ra. Quan họ bắt nguồn từ tiếng hát giao duyên của nam và nữ ở cửa đình, cửa chùa..., tiếng hát của Trương Chi làm say đắm Mỵ Nương, tiếng hát của Vua Bà ở vùng đất quan họ, tiếng hát của những ai yêu lao động sản xuất, yêu dân ca. Phải ghi nhận một điều rằng lối hát quan họ bắt nguồn từ hình thức thi hát đối đáp giữa bên nữ gọi là liền chị với bên nam gọi là liền anh phản ánh khát vọng, tình yêu của những đôi trai gái không bao giờ đạt tới hôn nhân.

Về mặt âm nhạc có lẽ Hồng Thao là người am hiểu tường tận hơn các nhạc sĩ quan họ nào khác. Sau khi so sánh giữa hát quan họ và xoan ghẹo Vĩnh Phú, Hồng Thao – cán bộ

nghiên cứu về âm nhạc quan họ viết: “Phải chăng một bộ phận người dân Vĩnh Phú xưa

28

đối thô sơ của mình để rồi đến Kinh Bắc thì hòa với nền văn minh của đất mình, của mảnh đất có nền văn hóa tương đối khép kín, để rồi đến Kinh Bắc thì hòa với nền văn minh của đất này, tạo nên những âm điệu quan họ bất hủ như ngày nay chúng ta được biết”[8;295]. Còn về phong tục, ở Viêm Xá (Hòa Long) nơi có tục hát quan họ trùm đầu, thì tài liệu của các nhà dân tộc học khẳng định: tục này chỉ thấy trong hát đúm của cư dân vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) và vùng đảo Hải Nam (Trung Quốc). Trong quan họ chúng ta bắt gặp rất nhiều câu nói đến sông nước, biển cả, con thuyền với những nội dung chờ mong, nhớ tiếc, chia ly, cách trở. Có phải chăng đó là âm vọng ngỡ ngàng, xa lạ tạm thời như còn tiếc mộ cái gì…đã được phản ánh trong lời ca quan họ.

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)