Giải pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 77)

M CL C

2.5.2 Giải pháp bảo tồn

Trong những năm qua, nhờ có chủ trương đúng đắn của Sở Văn hóa – Thông tin về việc giữ gìn và phát triển dân ca Quan họ nên phong trào ca hát của quần chúng đã khởi sắc, ca hát Quan họ hiện nay không còn giới hạn ở các làng Quan họ, nó đã tỏa rộng ra khắp nơi trong tỉnh, kể cả các huyện miền núi như: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

Quan họ đang được nhiều người yêu thích.Những người biết hát Quan họ ngày một nhiều. Ở những vùng như: Tiên Sơn, Yên Phong, Bắc Ninh đã hình thành bốn thế hệ biết hát Quan họ. Hội thi tiếng hát Quan họ hàng năm do tỉnh tổ chức mỗi lần một đông. Đã xuất hiện nhiều giọng hát hay, nhiều cặp hát giỏi.Điều đó chứng tỏ Quan họ đang hồi sinh, phát triển.

Song chúng ta cũng nhận thấy rằng, sự phát triển này vẫn chỉ mang tính chất phổ biến cho nhiều người biết hát những bài dân ca đã có chứ chưa phải là sự phát triển của một nền dân ca như vốn nó đã hình thành, tồn tại và phát triển ở Hà Bắc.

73

Thực chất Quan họ còn được như ngày nay là do chúng ta đã kịp thời sưu tầm, giữ gìn và khôi phục lại. Ngoài công tác nghiên cứu, từ năm 1988 đến nay, ngành Văn hóa đã liên tiếp mở các cuộc liên hoan, hội diễn, hội thi với nhiều hình thức như: hát đơn, hát tốp, hát đối đáp và diễn ca cảnh… Nhưng tất cả việc làm trên chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc biểu diễn những bài hát dân ca hoặc sân khấu hóa lại cảnh sinh hoạt văn hóa Quan họ (kể cả hoạt động của Đoàn Dân ca Quan họ).

Do vậy, vấn đề đặt ra cho Trung tâm Văn hóa Quan họ là: chúng ta không chỉ dừng lại ở việc phổ biến, giứ gìn những bài hát dân ca mà quan trọng hơn là chúng ta phải giữ gìn và phát triển một nền dân ca, trong đó, trọng tâm là việc duy trì và phát huy hình thức thi hát đối đáp quan họ. Bởi vì, đây chính là động lực làm cho dân ca Quan họ phát triển.

Làm thế náo để duy trì phát huy hình thức thi hát đối đáp Quan họ:

Như chúng ta đã biết, Quan họ là một hình thái sinh hoạt văn hóa. Người Quan họ gọi là “chơi Quan họ”. Đặc trưng của “chơi Quan họ” là hình thức hát đối đáp giao duyên giữa nam và nữ.

Việc duy trì và phát huy hình thức thi đối đáp là cả một vấn đề không đơn giản, vì nó đã mất quá lâu. Cho nên cần phải có sự đầu tư nghiêm túc cả về sức người, sức của và phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc. Đồng thời, phải có sự chỉ đạo đúng đắn của ngành Văn hóa – Thông tin và của các cấp chính quyền, kèm theo là biện pháp, cách thức tiến hành sao cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Về phương hướng: Trước hết phải thấm nhuần quan điểm của Đảng trong việc chấn hưng nền văn hóa dân tộc: văn nghệ của dân phải trở về với dân, của dân và do dân; về với các hội làng, hội chùa, hội đình; nó phải được gắn chặt với sinh hoạt văn hóa dân gian của quần chúng.

74

Tiếp tục sưu tầm những làn điệu Quan họ còn tiềm ẩn trong quần chúng nhân dân; khai thác những nét đẹp truyền thống của sinh hoạt văn hóa Quan họ, khuyến khích mọi người sáng tác và thuộc nhiều bài hát Quan họ, hát đúng, hát hay.

Phải phục hồi lại toàn bộ hình thức hát đối đáp Quan họ, sau đó đưa hình thức này trở về với phong trào ca hát của quần chúng – ca hát dân gian.

Phải gây được không khí say mê nhiệt tình ca hát Quan họ trong các tầng lớp nhân dân bằng cách tổ chức nhiều cuộc thi ở nhiều chỗ, nhiều nơi, trao giải cho những cặp hát hay, hát giỏi, những người thuộc nhiều bài hát nhất.

Xây dựng các tổ, đội, nhóm, các câu lạc bộ Quan họ ở các thôn làng thường xuyên sinh hoạt ca hát.Gắn chặt Quan họ với các sinh hoạt văn hóa làng để có môi trường phát triển. Các câu lạc bộ, các tổ, đội, nhóm Quan họ thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ thi hát đối đáp với nhau giữa làng này với làng khác, giữa huyện này với huyện khác. Tập hợp những nghệ nhân đang còn sống, có chế độ bồi dưỡng cho họ, sử dụng họ vào việc truyền bá toàn bộ cách thức hát đối đáp Quan họ truyền thống và họ làm hạt nhân cho phong trào.

Cần nghiên cứu thêm một số hình thức thi hát đối đáp Quan họ ở những ngày lễ kỷ niệm mới.Nghiên cứu lối kết bạn, các kiểu sinh hoạt câu lạc bộ Quan họ mới.

Phải tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc khôi phục lại hình thức sinh hoạt văn hoaas Quan họ truyền thống. Đồng thời, phải đào tạo, tập hợp một đội ngũ những người am hiểu về Quan họ để tổ chức hướng dẫn quần chúng thực hiện.

Tất cả những việc làm trên phải được xúc tiến một cách khẩn trương, có ké hoạch, thống nhất đồng bộ từ trên xuống dưới.

75

Muốn phát huy hình thức thi hát đối đáp, chúng ta cần có một kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

Trước mắt, năm 1995, Trung tâm phải xây dựng các đề án thực hiện 8 nhiệm vụ của UBND tỉnh đã đề ra, trong đó, có đề án duy trì và phát huy thi hát đối đáp Quan họ. Cùng với huyện Yên Phong, Tiên Sơn, thị xã Bắc Ninh, Việt Yên khảo sát thực trạng phong trào ca hát của cơ sở. Xây dựng những tụ điểm hát Quan họ như ở Diềm, Khúc Xuyên, Khúc Toại (Yên Phong); Bò Sơn, Kinh Bắc (thị xã Bắc Ninh); Lũng Giang, Lũng Sơn, Hiên Vân (Tiên Sơn); Thổ Hà (Việt Yên)…

Tổ chức nhiều đêm hát canh Quan họ theo đúng lề lối truyền thống, sau đó nhân rộng ra các nơi khác trong vùng Quan họ và phổ biến sâu rộng trong phong trào ca hát Quan họ của quần chúng.

Các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh có kế hoạch tổ chức định kỳ hàng năm cuộc thi hát đối đáp (thi giữa thôn với thôn, giữa làng với làng và giữa huyện này với huyện khác) cho đến khi hình thức này trở thành phổ biến.

Về phía tỉnh, hàng năm Trung tâm Văn hóa Quan họ vẫn duy trì định kỳ Hội thi hát đối đáp Quan họ vào dịp đầu xuân.

Về việc bảo tồn quan họ truyền thống là cấp thiết, luôn sẵn sàng khôi phục lại những gì quan họ đạt được từ trước tới nay. Củng cố và quan tâm chăm sóc những nghệ nhân còn xót lại nhằm truyền dạy cho con cháu sau này để quan họ không bị mai một, lãng quên.

Tiểu kết chƣơng 2

Dân ca quan họ quả thật là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng giữ gìn và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Quan họ chính là khát vọng sống của người con Kinh Bắc, nó đại diện cho tình cảm yêu thương của con người nơi đây. Tuy có nhiều

76

truyền thuyết và nguồn gốc ra đời khác nhau, có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, tựu chung lại tất cả đều cho rằng quan họ có nguồn gốc từ rất lâu (từ thời vua Hùng) và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XVIII. Trong giai đoạn đầy biến cố lịch sử, quan họ đã bị một thời không được coi trọng. Sau đó, tức là sau Cách mạng tháng Tám thành công, hát quan họ lại được nhiều người yêu quý, xem đó như món ăn tinh thần không thể thiếu không chỉ với con người Kinh Bắc mà còn với nhân dân cả nước.

Lối hát quan họ ngày nay đã có nhiêu thay đổi theo hướng vừa tích cực vừa tiêu cực, chúng ta nên giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại nền văn hóa bản sắc dân tộc đang ngày một phát triển, những giá trị mà quan họ đem lại là không thể kể hết.

KẾT LUẬN

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, nó được hình thành và in sâu vào đời sống tinh thần của người dân từ lâu đời. Ngày nay cùng với nhiều thể loại nhạc đương đại được du nhập từ các nước như : Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… thì dân ca quan họ Bắc Ninh đang phải cố gắng hết sức mình để chính bản than quan họ không bị biến mất theo thời gian, mà hoạt động tiêu biểu cho sự cố gắng của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương là việc lập hồ sơ đề nghị với UNESCO đưa dân ca quan họ Bắc Ninh trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hiện nay theo nhiều nghiên cứu và đánh giá của các nhà nghiên cứu thì quan họ Bắc Ninh có 213 giọng ( điệu) khác nhau và có khoảng 400 bài ca. Với số lượng giọng ( điệu) và bài ca phong phú, dân ca quan họ Bắc Ninh thật sự là một loại hình kiệt tác của người dân Kinh Bắc. Các nghệ nhân xưa kia đi khắp đó đây tìm kiếm dân ca , đem về “quan họ hóa”, trước hết là để quan họ bạn bất ngờ, sau là để cho kho tàng làn điệu quan họ sinh sôi mãi và thêm phong phú.

77

Theo thời gian, dân ca quan họ Bắc Ninh dần dần bị mai một trong xã hội đương đại. Hiện tại các nghệ nhân tuổi xế chiều đang ngày càng yếu và thưa vắng hơn, mang theo những khúc đoạn khác nhau của kho tàng văn hóa quan họ. Tình trạng chung hiện nay là chỉ còn vài chục cụ nghệ nhân cao tuổi trong các làng quan họ của toàn tỉnh. Có làng thì còn được vài cụ, có làng thì đã không còn cụ nào.Đáng buồn hơn nữa là trong các nghệ nhân hiện nay vẫn có những người sống trong cảnh nghèo khổ. Một số nghệ nhân có vốn liếng dồi dào, say mê hát từ thủa nhỏ, thông thuộc lề lối chơi quan họ, nắm vững bài bản quan họ và có khả năng truyền dạy tốt nhưng họ chưa có điều kiện tham gia giảng dạy trong các trường nghệ thuật. Thực tế hiện nay cho thấy rằng các lớp quan họ được tổ chức trong một thời gian ngắn ngủi, chương trình sơ lược, kinh phí hạn chế, vì thế mà kết quả đào đạo cũng chỉ mới dừng lại ở mức khiêm tốn.

Dân ca quan họ Bắc Ninh hiện nay đang được “ hiện đại hóa” và “ sân khấu hóa” một cách mạnh mẽ. Trong khi quan họ cổ là hình thức hát đối đáp giữa liền anh – liền chị của hai cộng đồng làng xã không hề có nhạc cụ kèm theo, thì hiện nay quan họ thường được hình dung như một tiết mục đơn ca, tốp ca có nhạc đệm “xịn”,khi đưa quan họ lên sân khấu, những tiếng đệm, tiếng láy bị cắt bỏ không thương tiếc cho vừa thời lượng của một ca khúc. Và cũng chính vì vậy mà lối chơi quan họ cổ đã dần dần biến mất theo thời gian. Quan họ Đoàn hay quan họ đời thường cũng chỉ đưa lên sân khấu những bài thộc giọng vặt, giọng giã- dễ nghe dễ hát, còn thường bỏ qua các bài thuộc giọng lề lối

Quan họ ngày nay không chỉ được “ hiện đại hóa” và “ sân khấu hóa” mà còn được “ thương mại hóa”. Việc đưa quan họ lên sân khấu đã đi quá xa, đến mức làm cho đa số công chúng nhầm tưởng rằng quan họ chỉ là những gì Đoàn quan họ Bắc Ninh đang thể hiện. Ngày nay quan họ đang được thương mại hóa một cách triệt để, nhất là trong tình quan họ đang được “ xuất khẩu” đi ra nhiều địa phương khác nhau. Hiện nay một câu lạc bộ quan họ cấp huyện ở BắC Ninh trong một mùa cao điểm( tức là từ mừng 3 tết cho đến rằm tháng Hai ) diễn khoảng 100- 200 buổi phục vụ, từ khao họ đám, hội nghị, tân gia lễ

78

hội ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận cho tới tour du lịch với khách nước ngoài. Các show diễn bao gồm cả chèo, chầu văn và ca mới...tổng cộng tiền cát sê cũng lên tới vài tram triệu. Còn vào mỗi dịp hè, các CLB chứ không phải là các nghệ nhân là người dạy hát quan họ cho giới trẻ. Đồng thời quan họ ngày nay phổ biến tới mức, người nghe có thể dễ dàng tìm thấy cho mình 1 vài đĩa CD,VCD về quan họ được trình bày bởi các diễn viên chuyên nghiệp của Đoàn quan họ. Và cùng với đó là những chính sách gắn phát triển du lịch với các hoạt động biểu diễn quan họ… Cứ như thế người dân trong vùng và chính quyền địa phương vô tình hay hữu ý đều bị cuốn theo vòng quay kinh doanh quan họ. Trong thời gian hiện nay, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chính sách nhằm khai thác tiềm năng của quan họ vào phát triển du lịch. Xây dựng các làng quan họ cổ thành những điểm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Chí Bền, Dân ca quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện

củanhân loại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2012

2. Ngô Văn Đàm, Vũ Hữu Tường, Thanh Ngân, Lối chơi quan họ, Nhà xuất bản Văn hóa

thông tin, 2006.

3. Lâm Minh Đức, Từ ngữ - Điển tích dân ca quan họ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,

2011.

4. Lâm Minh Đức ký âm tuyển chọn, Dân ca quan họ Bắc Ninh: 100 bài lời cổ, Nhà xuất

bản Thanh niên.

5. Lê Văn Hảo, Bắc Ninh tỉnh khảo dị.

6. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Quan họ - nguồn gốc và quá trình

pháttriển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1978.

7. Trần Đình Luyện, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc, Sở văn hóa thông tin

Bắc Ninh, 2006.

8. Hồng Thao, Dân ca quan họ, Nhà xuất bản Âm nhạc, 1997.

9. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nhà

xuất bản Văn học, 1962.

10.Trần Linh Quý, Hồng Thao, Tìm hiểu dân ca quan họ, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc,

2012.

11. Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du (1926 – 2000), Nhà xuất bản Tháng Tám, 2013.

12. Trung tâm văn hóa quan họ, Sở văn hóa thông tin Hà Bắc, 1995.

13.Dân ca quan họ lời ca và bình giải, Trung tâm văn hóa quan họ Bắc Ninh, 2001.

80

15. Nhiều tác giả, Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh bảo tồn và phát huy (2006), Viện văn hóa thông tin – Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh.

PH L C

81 Hát canh

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)