Các làng quan họ gốc

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 28)

M CL C

1.4.2 Các làng quan họ gốc

Nếu lấy tiêu chuẩn để định làng quan họ là: có các bọn quan họ đi kết bạn với bọn quan họ khác giới, khác làng liên tục từ 2,3 thế hệ trở lên; được quan họ các làng thừa nhận; thì theo nghệ nhân còn sống vào mấy năm đầu những năm 70 cho biết cho tới đầu thế kỷ XX có 49 làng quan họ. Về sau, không còn đủ số làng như vậy.

Các làng quan họ quần tụ thành vùng quan họ, Nam tiếp giáp với cửa ngõ Bắc Thăng Long; Tây có sông Ngũ huyện (Ngũ Huyện Khê), dòng sông đã một thời ôm bọc thành Cổ Loa như một vành đai sâu bảo vệ, rồi xuôi về vùng quan họ, đổ ra sông Cầu; Đông là các núi Vân Khám, Long Khám, Bát Vạn, Phật Tích, Núi Chè… mà mỗi dòng khe, mỗi mỏm đá đều chứa đựng bao nhiêu cổ tích một thời; Bắc là dòng sông Cầu, mộ dòng sông của những lời hẹn ước, nguyện thề.

Số 49 làng quan họ tồn tại vào đầu thế kỷ này phân bố trong 3 huyện và 1 thị xã hiện nay của tỉnh Hà Bắc như sau:

Huyện Tiên Sơn gồm 14 làng: Duệ Đông, Lũng Giang (Lim), Lũng Sơn, Ngang Nội, Hoài Thị (Bịu Sim), Hoàng Trung (Bịu Trung), Vân Khám (Khám), Bái Uyên (Bưởi), Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang.

24

Huyện Yên Phong gồm 16 làng: Hữu Chấp (Chắp), Viêm Xá (Diềm), Đẩu Hàn (Hàn), Xuân ái (Sói), Xuân Đồng , Xuân Viên (Vương Hồng). Thượng Đồng (Lẫm), Thụ Ninh, Đặng Xá (Đặng), Khúc Toại (Chọi), Trà Xuyên (Trà), Châm Khê, Đào Xá (Điều Thôn), Dương Ổ (Đống Cao), Đông Mơi (Mai), Đông Yên.

Huyện Việt Yên gồm 5 làng: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ.

Thị xã Bắc Ninh gồm 14 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na (Nưa), Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Yên Thị Trung (Yên Chợ), Vệ An, Đỗ Xá (Đọ), Xuân Ổ (Ó), Hòa Đình (Nhồi), Khả Lễ (Sẻ), Bồ Sơn (Bò).

Các làng trên đại bộ phận đều có cả những bọn quan họ nam và bọn quan họ nữ, thực hiện phong tục kết bạn quan họ khác giới, khác làng và tiến hành giao du, ca hát quan họ với làng khác. Nhưng cũng có những làng có những nét riêng: Ngang Nội, Sen Hồ, Thị Cầu chỉ có các bọn quan họ nam đi kết bạn với quan họ nữ ở làng khác; không có các bọn quan họ nữ, hoặc có cũng chỉ hát vui ở hội làng, không giao du ca hát quan họ với làng khác. Các làng Niềm, Yên, Khúc Toại, Trà Xuyên, từ 1930 – 1935 cũng chỉ còn các bọn quan họ nam, không còn các bọn quan họ nữ đi giao du, ca hát quan họ. Ở Tam Sơn chỉ còn lứa kết bạn cuối cùng với Lũng Giang vào những năm đầu của thế kỷ XX.Các làng ở Việt Yên đã không đi hát quan họ với những làng khác từ đầu những năm 30. Một số làng khác ở phía Nam sông Cầu đến trước Cách mạng tháng Tám – 1945 và sau này cũng không còn hát hay ít hát, hoặc chỉ có một vài người còn hát được.

Tiểu kết chƣơng 1

Tìm hiểu quê hương quan họ trên những nét khái quát nhất về kinh tế, lịch sử, xã hội, văn hóa… nhằm hiểu được cái nôi văn hóa, trực tiếp sản sinh, nuôi dưỡng, phát triển văn hóa quan họ, do đó có căn cứ khoa học để hiểu biết, cảm thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật của quan họ. Một quê hương từ lâu đời đã là một vùng kinh tế mạnh của đất nước, một vùng đất lịch sử rất mực anh hùng, một vùng văn hóa là nền tảng của văn hóa, văn minh

25

Đại Việt – Thăng Long, một địa bàn giao lưu với nhiều nền văn hóa, văn minh các nước lân bang và luôn chứng tỏ một bản lĩnh văn hóa vững vàng, mang bản sắc riêng…; một quê hương như vậy đã sản sinh, tồn tại và phát triển quan họ

Có thể ghi nhận một điều rằng vùng văn hóa quan họ nằm ở vị trí trọng yếu và trung tâm của trấn Kinh Bắc- tỉnh Bắc Ninh, nơi hợp lưu của ba dòng sông cổ: sông Tiêu Tương, sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu, lại có đường thiên lý (tức quốc lộ 1A ngày nay) chạy qua, nối Thăng Long- Hà Nội với cửa khẩu Lạng Sơn; cảnh quan vừa hiểm yếu, vừa thuận lợi cư trú, phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và nước ngoài. Vùng văn hóa quan họ đã hội tụ những truyền thống lịch sử và văn hóa của quê hương Bắc Ninh- Kinh Bắc.

Với vị thế và đăc điểm lịch sử- xã hội đặc biệt đó, đã khiến xứ Bắc- Kinh Bắc trở thành một trong những vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam, với những sắc thái, đặc trưng riêng, phản ánh trong truyền thống của con người vùng Kinh Bắc: tinh thần đoàn kết cộng đồng được hình thành sớm và bền chặt, có lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, tính cần cù, năng động, tài khéo trong làm ăn buôn bán, truyền thống hiếu học và khoa bảng, lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tinh thần nhân ái và nghĩa tình trong quan hệ ứng xử “tứ hải giao tình”, “tình chung một khắc nghĩa dài quanh năm”….

26

CHƢƠNG 2: LỐI HÁT QUAN HỌ BẮC NINH 2.1 Tên gọi “lối hát Quan họ”

Về tên gọi “lối hát Quan họ” mới nghe ta có cảm giác như rất lạ, rất xa xăm, thậm chí có người lại không hiểu được ý nghĩa tên gọi đó!. Lối hát Quan họ được hiểu theo nghĩa là lối chơi Quan họ của người Quan họ, nhưng lối chơi đó có rất nhiều cách chơi mà lối hát chỉ nằm gọn một phần trong đó.

Theo quan niệm của người dân vùng quan họ thì tên gọi “lối chơi quan họ” được hiểu nôm na là cách hát, cách chơi một bài quan họ nào đó. Còn với tác giả nghiên cứu chuyên sâu họ có những ý kiến giải thích rõ ràng, xác thực vấn đề hơn rất nhiều, trong đó có Ngô Văn Đảm – Trưởng ban sáng lập Trung tâm UNESCO Văn hóa Quan họ (4/6/1999). Ông

nêu rõ “Quan họ đã có từ lâu đời…từ đơn thuần một loại ca hát dân ca của một vùng, lâu

ngày đã phát triển thành một nền văn hóa hoàn chỉnh vè nhiều mặt, là dân ca có kèm theo lối chơi nổi lên mấy điểm sau”:[2;19]

Một là, mang tính giáo dục, toàn diện, sâu sắc, từ đạo đức, kiến thức, tri tuệ đến tác phong sinh hoạt đời thường gắn với phong tục, tập quán, “đất lề quê thói”.

Hai là, văn chương quan họ (ca từ) đa dạng, phong phú liên quan rất nhiều loại dân ca khác, các tác phẩm văn chương cổ điển (khuyến danh, hữu danh) đến ca dao tục ngữ… của nước ta

Ba là, quan họ là loại dân ca có nhạc điệu cổ, bình dị nhưng rất nghệ thuật.Những làn điệu rất hay, phù hợp mọi tầng lớp nhân dân, ai cũng thích nghe và thưởng thức được.

Bốn là, quan họ có kèm theo lối chơi, hát, để thực hiện lối chơi, cho nên hát phải đúng quy định. Hát có giọng hay là điều rất quý, nhưng giọng hát hay mà không diễn tả được đúng lối chơi mà đã quy định thì vẫn “thua” bởi vì thắng thua là ở lối chơi.

Lối chơi quan họ là sự hội tụ mọi tinh hoa cao quý nhất của nền văn hóa quan họ, nó vừa mang tính dân gian lại vừa mang tính bác học.Lối chơi quan họ còn thì giá trị của mọi nền

27

văn hóa quan họ còn hoàn chỉnh (dù là đã bị mai một).Lối chơi quan họ mất thì quan họ chỉ còn ca hát và một số phong tục tập quán.Ngay trong ca hát, nếu bỏ lối chơi, thì sẽ mất đi nhiều mặt mang tính đặc thù riêng và nhiều điều không lý giải nổi.

Những ý kiến đóng góp của Ngô Văn Đảm cho ta thấy, “lối hát quan họ” nằm trong “lối chơi quan họ” mà ông đề cập tới. Tên gọi “lối hát quan họ” trong tâm thức đang dần hình thành lên trong suy nghĩ mỗi chúng ta. Khi hát lên một bài quan họ truyền thống sẽ rất là khó, nếu như không am hiểu các luật lệ, ca, hát trong quan họ. Để bài hát vang xa, ngân nảy trong lòng, các liền anh, liền chị phải nắm thật vững chắc kiến thức của mình không chỉ cho một bài mà cho rất nhiều bài.

Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội chúng ta đã vô thức hóa đi cách hát một bài quan họ truyền thống ra sao?. Trái với quan họ truyền thống là quan họ hát theo kiểu hiện đại, biểu diễn trên sân khấu và có thanh nhạc đệm đi kèm.

2.2 Lối hát quan họ Bắc Ninh

Qua những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian với những chứng cớ xác thực về tư liệu cùng với quan niệm của người dân quan họ, chúng ta cần khẳng định lại một sự thật là quan họ do dân mà ra. Quan họ bắt nguồn từ tiếng hát giao duyên của nam và nữ ở cửa đình, cửa chùa..., tiếng hát của Trương Chi làm say đắm Mỵ Nương, tiếng hát của Vua Bà ở vùng đất quan họ, tiếng hát của những ai yêu lao động sản xuất, yêu dân ca. Phải ghi nhận một điều rằng lối hát quan họ bắt nguồn từ hình thức thi hát đối đáp giữa bên nữ gọi là liền chị với bên nam gọi là liền anh phản ánh khát vọng, tình yêu của những đôi trai gái không bao giờ đạt tới hôn nhân.

Về mặt âm nhạc có lẽ Hồng Thao là người am hiểu tường tận hơn các nhạc sĩ quan họ nào khác. Sau khi so sánh giữa hát quan họ và xoan ghẹo Vĩnh Phú, Hồng Thao – cán bộ

nghiên cứu về âm nhạc quan họ viết: “Phải chăng một bộ phận người dân Vĩnh Phú xưa

28

đối thô sơ của mình để rồi đến Kinh Bắc thì hòa với nền văn minh của đất mình, của mảnh đất có nền văn hóa tương đối khép kín, để rồi đến Kinh Bắc thì hòa với nền văn minh của đất này, tạo nên những âm điệu quan họ bất hủ như ngày nay chúng ta được biết”[8;295]. Còn về phong tục, ở Viêm Xá (Hòa Long) nơi có tục hát quan họ trùm đầu, thì tài liệu của các nhà dân tộc học khẳng định: tục này chỉ thấy trong hát đúm của cư dân vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) và vùng đảo Hải Nam (Trung Quốc). Trong quan họ chúng ta bắt gặp rất nhiều câu nói đến sông nước, biển cả, con thuyền với những nội dung chờ mong, nhớ tiếc, chia ly, cách trở. Có phải chăng đó là âm vọng ngỡ ngàng, xa lạ tạm thời như còn tiếc mộ cái gì…đã được phản ánh trong lời ca quan họ.

2.2.1 Giọng ca và lối hát 2.2.1.1 Về giọng ca 2.2.1.1 Về giọng ca

Trong quan họ, khái niệm giọng được hiểu theo nhiều cách khác nhau phức tạp. Muốn nhận thức được khái niệm này, trước hết phải căn cứ vào những quan niệm của quan họ Bắc Ninh, xem họ hiểu thế nào là giọng và cách đặt tên cho giọng là như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, cho rằng giọng là âm sắc của tiếng hát mỗi người. Khi nghe một nghệ nhân quan họ khen một chị hát quan họ cùng thôn rằng: “Chị Lân có giọng thổ đồng hay lắm”, như thế là họ hiểu nghĩa chữ “giọng” từ một khái niệm sơ giản về âm sắc nói về màu sắc và tầm cỡ của giọng hát thiên nhiên, thuộc về khoa học thanh nhạc. Danh từ giọng trong quan họ được hiểu theo khái niệm về âm điệu trong nhiều trường hợp.

Trườnghợp thứ hai, cho rằng giọng chỉ một âm điệu chung của nhiều bài hát cụ thể. Khi nghe nghệ nhân quan hị nói giọng hừ la, tức là có những bài hát cụ thể (ở địa phương quan họ gọi là câu) cùng chung một âm điệu riêng, âm điệu ấy được đặt tên là hừ la. Vậy hừ la là một âm điệu riêng, đường bạn là một âm điệu riêng, lằng là một âm điệu riêng…. Cho nên khi nghệ nhân quan họ nhắc bạn hát một câu hừ la khác, tức là bạn sẽ hát lên một bài cụ thể với lời ca khác nhưng cùng chung âm điệu hừ la, tức là giọng hừ la. Và như thế là: giọng hừ la gồm nhiều câu (lời ca), và câu hừ la (hừ la vui vẻ thế này…) là lời ca của một

29

bài cụ thể theo giọng hừ la. Không thể nhầm lẫn giọng với câu, giọng là chỉ về âm điệu, còn câu là để chỉ lời ca.

Trường hợp thứ ba, giọng không chỉ riêng một âm điệu, mà còn là chỉ chung một tổng số âm điệu của nhiều bài hát cụ thể được xếp thành một loại. Ví dụ như: tổng số các giọng hừ la, giọng la rằng, giọng đường bạn, gioạng tình tang, giọng lên núi lên nương, giọng cái hời cái ả (mặc dù từng giọng đều có âm điệu riêng biệt) đều được xếp chung vào một loại và cũng được gọi chung là một giọng: giọng lề lối. Cho nên ta không lạ gì khi nghe thấy giọng nói hừ la thuộc về giọng lề lối (hai danh từ giọng dùng lẫn lộn); ý muốn nói âm điệu hừ la nằm trong một loại giọng gồm nhiều âm điệu khác nữa, tên loại giọng ấy là lề lối và theo đúng thủ tục hát quan họ, bất cứ một cuộc hát nào cũng phải bắt buộc hát mở đầu bằng loại giọng đó.

Với dân ca quan họ, chia tay trong câu hát chỉ là kết thúc một canh hát cụ thể, bởi lẽ ca hát chỉ là một thành tố trong tổng thể sinh hoạt văn hóa quan họ, đó là mỗi khi ngày hội làng lại đến các quan họ lại ra đình làm lễ, sau đó ca hát tại cửa đình, buổi tối tiếp tục ca hát trong gia đình ông trùm, bà trùm (có nơi gọi anh Cả, chị Cả), sáng ngày hôm sau đi thăm hỏi gia đình các bạn quan họ, rồi cùng nhau ra chơi hội, trong hội lại tiếp tục ca hát rồi mới thực sự “giã bạn”.

Từ đặc điểm khác biệt ở giai đoạn chia tay giữa quan họ với một số hình thức dân ca khác, nên bài ca giọng giã bạn tuy có lưu luyến, nhớ thương nhưng không phải nỗi nhớ thương ủy mị, mất mát mà là nhớ thương lạc quan.

“Áo khăn xin gửi lại đây

Nhớ thương xếp để dạ này bao quên. Quan họ về đến hẹn lại lên”

30

Khác với hệ thống giọng vặt, giọng giã bạn không nhất thiết phải là đổi giọng, có lẽ xuất phát từ điểm khác biệt về hình thức đối đáp, nên số lượng bài bản giọng giã bạn ít hơn so với các giọng khác trong hệ thống quan họ.Đó là một trong những nguyên nhân tạo nên tính phổ biến trong các bài bản giọng giã bạn. Hơn nữa giọng giã bạn được hát ở giai đoạn cuối một canh hát, do vậy mức độ tình cảm khi chia tay cũng là yếu tố chi phối trực tiếp tới lời ca, âm nhạc giọng giã bạn.

Trường hợp thứ bốn, giọng để chỉ các âm điệu khác nhau nhưng cùng chung một nguồn gốc. Ví dụ như: giọng tuồng gồm nhiều âm điệu khác nhau với nhiều lời ca khác nhau cùng chung một nguồn ở tuồng mà được cải biên, sáng tạo, quna họ hóa. Giọng chèo, giọng lý, giọng văn… cũng đều theo ý nghĩa đó. Cho nên ta không lạ gì khi thấy bài hát này có âm điệu phảng phất Sa lệch của chèo, bài kia có âm điệu phảng phất Hồi tiếu của chèo, nhưng cả hai bài với hai âm điệu khác nhau ấy cùng chung một nguồn gốc là chèo, nên vẫn được xếp chung vào giọng chèo.

Cách đây khoảng 40 năm, ở làng Viêm xá (Diềm) có mở một hội lớn và người ta đề một bản yết cáo để mở cuộc thi hát lấy giải quan họ.Theo bản yết cáo đó, ta thấy họ hiểu nghĩa chữ giọng và đặt tên cho giọng bằng nhiều cách, bằng nhiều phương pháp với nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là bản yết cáo với những tên gọi các giọng:

“Viêm Xá thủy tổ sang ta, Đặt điều ca xướng đức bà sinh ra

Xưa nay nam nữ trẻ già, Nối giòng tiền cổ ắt là hiển vinh.

Ngẫm xem các giọng cho tinh, Ai mà ca được phân minh rõ ràng.

Gia gái tiếng đất, vật sang, Ai mà ca được vẻ vang trên đời.

31

Hừ là kính chúc mấy lời. Tôi rằng xếp đặt ở nơi ý mình.

Bạn lan, Tình tang, Ố tình,

Gạo ngang, Gạo dọc, cho xinh Cái hừng. Cơm vàng, Chiền chiện đã từng, Thơ đúm, Đàn đúm, tin mừng Phong thư.

Cầm bằng, Tình rằng thờ ơ, Lên giọng Đi cấy, Ngâm thơ một mình.

Năm canh, Phú dọc hữu tình, Mười cung nẩy nót, Năm cung giãi lòng.

Giọng Huế, Tả lý, đường trong, Đàn ngọt, Đàn lẩy nhớ mong Hãm, Quỳnh.

Đào nương Ý,Ức, Tính tình,

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)