Thực trạng

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 76)

M CL C

2.5.1 Thực trạng

Trong những năm qua, nhờ có chủ trương đúng đắn của Sở Văn hóa – Thông tin về việc giữ gìn và phát triển dân ca Quan họ nên phong trào ca hát của quần chúng đã khởi sắc, ca hát Quan họ hiện nay không còn giới hạn ở các làng Quan họ, nó đã tỏa rộng ra khắp nơi trong tỉnh, kể cả các huyện miền núi như: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

Quan họ đang được nhiều người yêu thích.Những người biết hát Quan họ ngày một nhiều. Ở những vùng như: Tiên Sơn, Yên Phong, Bắc Ninh đã hình thành bốn thế hệ biết hát Quan họ. Hội thi tiếng hát Quan họ hàng năm do tỉnh tổ chức mỗi lần một đông. Đã xuất hiện nhiều giọng hát hay, nhiều cặp hát giỏi.Điều đó chứng tỏ Quan họ đang hồi sinh, phát triển.

Song chúng ta cũng nhận thấy rằng, sự phát triển này vẫn chỉ mang tính chất phổ biến cho nhiều người biết hát những bài dân ca đã có chứ chưa phải là sự phát triển của một nền dân ca như vốn nó đã hình thành, tồn tại và phát triển ở Hà Bắc.

72

Thực chất Quan họ còn được như ngày nay là do chúng ta đã kịp thời sưu tầm, giữ gìn và khôi phục lại. Ngoài công tác nghiên cứu, từ năm 1988 đến nay, ngành Văn hóa đã liên tiếp mở các cuộc liên hoan, hội diễn, hội thi với nhiều hình thức như: hát đơn, hát tốp, hát đối đáp và diễn ca cảnh… Nhưng tất cả việc làm trên chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc biểu diễn những bài hát dân ca hoặc sân khấu hóa lại cảnh sinh hoạt văn hóa Quan họ (kể cả hoạt động của Đoàn Dân ca Quan họ).

Do vậy, vấn đề đặt ra cho Trung tâm Văn hóa Quan họ là: chúng ta không chỉ dừng lại ở việc phổ biến, giứ gìn những bài hát dân ca mà quan trọng hơn là chúng ta phải giữ gìn và phát triển một nền dân ca, trong đó, trọng tâm là việc duy trì và phát huy hình thức thi hát đối đáp quan họ. Bởi vì, đây chính là động lực làm cho dân ca Quan họ phát triển.

Một phần của tài liệu Lối hát quan họ bắc ninh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)