Bài 1(HSG Bắc Ninh – 2013): Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b. Tính khối lượng m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng.
Bài 2: Dẫn từ từ 5,6 lít (1,2 atm; 136,50C) hỗn hợp khí X gồm CO và H2 (có tỉ khối so với hiđro là 4,25) qua một ống chứa 16,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4 nung nóng. Thu toàn bộ khí bay ra khỏi ống ta được hỗn hợp khí B và trong ống còn lại hỗn hợp chất rắn D. Cho hỗn hợp khí B sục qua nước vôi trong dư, thì thu được 7 gam kết tủa trắng và còn lại 1,344 lít (đktc) của 1 khí E không bị hấp thụ. Lấy chất rắn D hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư, ta thu được 2,24 lit (đktc) của khí E và một dung dịch L. Dung dịch L làm mất màu vừa đủ 95 ml dung dịch thuốc tím nồng độ 0,4 mol/lit.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp A và D.
Bài 3: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH dư thu được dd Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dd Y, thu được 39 g kết tủa. Tính m.
Bài 4: Nung 16,2 gam hỗn hợp A gồm các oxit MgO, Al2O3 và MO trong một ống sứ rồi cho luồng khí H2 đi qua. Ở điều kiện thí nghiệm, H2 chỉ khử MO với hiệu suất 80%, lượng hơi nước tạo ra chỉ được hấp thụ bởi 15,3 gam dung dịch H2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại trong ống được hòa tan trong một lượng vừa đủ axit không
41
có tính oxi hóa ở gốc như HCl thu được dung dịch B và còn lại 2,56 gam chất rắn không tan M. Lấy 1/10 dung dịch B cho tác dụng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được 0,28 gam oxit.
a. Tìm M.
b. Tính % khối lượng các chất trong A.
Bài 5: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A (Al + FexOy) thu được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C và phần không tan D và 0,672 lít H2. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít SO2. Các khí đo ở đktc, hiệu suất phản ứng 100%.
a. Xác định công thức oxit sắt và tính m.
b. Nếu cho 200 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24 gam kết tủa thì số gam NaOH trong dung dịch NaOH lúc đầu là bao nhiêu gam?