Bài 1: Cho m gam Fe bột vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Tính giá trị của m.
Bài 2: Cho 2 dung dịch FeSO4 và CuSO4 có cùng nồng độ a mol/l. Nhúng 1 thanh kim loại M hóa trị II vào một lít dung dịch FeSO4, kết quả thấy khối lượng thanh kim loại tăng 16 gam. Nếu nhúng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO4, kết quả thấy khối lượng thanh kim loại tăng 20 gam. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thanh kim loại M chưa bị tan hết.
a. Xác định M, tính a.
b. Nếu khối lượng ban đầu của thanh M là 24 gam, chứng minh rằng sau phản ứng với dung dịch trên còn dư M. Tính khối lượng thanh M sau 2 phản ứng trên. Bài 3: Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn.
39 b. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3.
c. Nếu cho chất rắn C thu được ở trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được chất rắn D. Hỏi khối lượng của D tăng trong khoảng bao nhiêu phần trăm so với khối lượng của C.
Bài 4: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 lít NO duy nhất.
a. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng mội kim loại trong X.
b. Cho 3,61 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch A’ và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho chất rắn B đó tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít H2. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A.
Bài 5: Cho 3,58 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe, Cu vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,62 gam chất rắn D.
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Hoà tan hoàn toàn 3,58g hỗn hợp X vào 250 ml dung dịch HNO3 a M thu được dung dịch E và khí NO. dung dịch E tác dụng vừa đủ với 0,88g Cu. Tính a. Bài 6: Hòa tan a gam CuSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Cho 1,48 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch X . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A có khối lượng 2,16 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 1,4 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và giá trị của a.
Bài 7: Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al; 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X cho tới khí phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z.Cho Y vào dd HCl dư giải phóng
40
0,07 gam khí. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa.Tính nồng độ các muối trong dung dịch X.