Bài 1: Chia hỗn hợp hai kim loại A và B có hóa trị tương ứng là n và m thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho hòa tan hết trong dung dịch HCl, thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí (đktc), còn lại chất rắn không tan có khối lượng 4/13 khối lượng mỗi phần. Phần 3 nung trong oxi dư thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit là A2On và B2Om.
37
a. Tính tổng khối lượng của kim loại trong 1/3 hỗn hợp ban đầu. Hãy xác định 2 kim loại A, B.
b. Muốn hòa tan hỗn hợp ban đầu bằng dung dịch HNO3 3,98%(D = 1,02 g/ml) có khí N2O duy nhất bay ra thì phải dung tối thiểu bao nhiêu ml.
Bài 2: Hỗn hợp A là Al – Cu (dạng bột). Lấy m gam hỗn hợp A hòa tan vào 500ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l cho tới khi ngừng thoát khí thì thu được 6,72 lít H2(đktc) và còn lại m1 gam kim loại không tan. Mặt khác lấy m gam hỗn hợp A hòa tan bằng 500ml HNO3 bM cho tới khi ngừng thoát khí thì thu được 6,72 lit khí NO duy nhất (đktc) và còn lại m2 gam kim loại không tan. Lấy riêng m1 và m2 gam kim loại không tan ở trên oxi hóa hoàn toàn thành oxit thì thu được 1,6064m1 gam và 1,542m2 gam oxit.
a. Tính a và b. b. Tính m.
c. Tính % khối lượng của Cu trong hợp kim.
Bài 3: Hòa tan hết 7,74 gam hỗ hợp X gồm hai kim loại A (hóa trị 2) và B(hóa trị 3) trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 8,736 lít H2 (đktc). Cho toàn bộ lượng X trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,048 lit H2 (đktc) và còn lại một chất rắn không tan có khối lượng là 2,88 gam
a. Xác định A, B.
b. Một hỗn hợp Y gồm 2 kim loại A, b ở trên có khối lượng 12,9 gam. Chứng minh rằng hỗn hợp Y tan hết trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 2M.
Bài 4: Cho hỗn hợp A gồm Na, Al, Fe.
Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với nước dư thu được V lit khí
Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 7/4V lit khí Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9/4 V lit khí. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A? (Các thể tích khí đo ở đktc) Bài 5: Hỗn hợp A gồm các kim loại Al, Fe, K. Cho m gam A tác dụng với lượng dư nước thu được 0,448 lit khí H2. Nếu cho m gam A tác dụng với 70 ml dung dịch NaOH 1M (dư) thì thu được 1,12 lit khí H2 và dung dịch B. Mặt khác nếu cho m
38
gam A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 2,24 lit H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.
a. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A?
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M cần cho tác dụng với dung dịch B để: + Thu được lượng kết tủa lớn nhất, tính lượng kết tủa đó.
+ Thu được 0,78g kết tủa.
Bài 6(HSG Quảng Ninh Bảng A – 2013): Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn tan hoàn toàn trong dung dịch chứa lượng dư hỗn hợp gồm NaNO3 và NaOH thu ñược 4,928 lít hỗn hợp hai khí (đktc).Cho hỗn hợp khí qua bình đựng CuO dư, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bình giảm 4 gam.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.