Bài 1: Chia m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Hòa tan hết phần 2 trong lượng dư dung dịch HNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa muối NH4NO3) và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp gồm 2 khí N2O và NO có tổng khối lượng là 5,2 gam.
a. Tính giá trị của m.
b. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3. Tính m kết tủa tạo thành. Bài 2(HSG Quảng Ninh Bảng B – 2013): Tiến hành hai thí nghiệm sau: TN1: Cho a gam Fe vào V lít dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,1 gam rắn khan. TN2: Cho hỗn hợp gồm a gam Fe và b gam Mg vào V lít dung dịch HCl trên thì thu được 448 ml khí H2 (đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng được 3,34 gam rắn khan. Xác định khối lượng a và b, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Bài 3: Chia 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít NO2 (đktc) và dung dịch Y.
a. Tính giá trị của V.
b. Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch NH3. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 91,6 gam hỗn hợp 3 kim loại A, B, C vào HNO3 đặc nguội dư thu được 54 gam kim loại C, khí màu nâu D và dung dịch E. Cho toàn bộ khí D hấp thụ bằng dung dịch KOH dư thu được hỗn hợp muối, cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân hỗn hợp thu được 3,92 lít khí không màu. 54 gam kim loại C phản ứng vừa đủ với 67,2 lít Cl2. Nhúng thanh kim loại B vào dung dịch E sau khi đã loại hết axit HNO3 dư cho phản ứng đến khi dung dịch chỉ còn một muối duy nhất thì lấy ra cho tiếp thanh kim loại C vào dung dịch đó để cho phản ứng kết thúc. Lấy thanh kim loại C làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng 16,1 gam. Các khí đo ở đktc.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Xác định A, B, C biết số mol A bằng 80% số mol B. A hóa trị I, B hóa trị II. Bài 5(HSG Quảng Ninh Bảng B – 2014): Cho 19,6 gam hỗn hợp Mg, Fe và Cu tác
35
dụng với dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn thì thấy có 7,84 lít khí thoát ra ở đktc. Nếu cho 19,6 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư đến phản ứng hoàn toàn thì thu được sản phẩm khử duy nhất là khí NO2. Thể tích khí NO2 đưa về điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là V lít. Tính V.
Bài 6(HSG Quảng Ninh Bảng A – 2011): Cho 7,02 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu vào bình A chứa dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại chất rắn B. Lượng khí thoát ra được dẫn qua một ống chứa CuO đun nóng, phản ứng kết thúc khối lượng ống giảm 2,72 gam. Thêm tiếp vào bình A(sau phản ứng trên) lượng dư một muối natri, đun nóng nhẹ, thu được 0,896 lít (đktc) một chất khí không màu hóa nâu trong không khí.
a. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion. Xác định muối natri đã dùng. b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
c. Tính khối lượng muối natri tối thiểu để tác dụng hết với các chất ở bình A. Bài 7(HSG Nghệ An – 2010): a. Cho 20,80 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS2, S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 91,30 gam kết tủa. Tính V?
b. Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng) vào 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ 63% (d = 1,38 gam/ml) đun nóng, khuấy đều hỗn hợp tới các phản ứng hoàn toàn thu được rắn A cân nặng 0,75 m gam, dung dịch B và 6,72 lít hỗn hợp khí NO2 và NO (ở đktc). Hỏi cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan? (Giả sử trong quá trình đun nóng HNO3 bay hơi không đáng kể)
Bài 8(HSG Vĩnh Phúc – 2007): Cho 39,84 gam hỗn hợp F gồm kim loại M và Fe3O4 vào dung dịch HNO3 đun nóng khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho lượng dư dung dịch NH3 vào dung dịch G thu được kết tủa B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam chất rắn R. Tìm tên kim loại M. Cho biết khối lượng muối có trong dung dịch G. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên.
36
Bài 9(HSG Bắc Ninh – 2012): Cho 88,2 gam hỗn hợp rắn A gồm FeS2 và FeCO3 cùng với lượng không khí (lấy dư 10% so với lượng cần thiết để đốt cháy A) vào bình kín dung tích không đổi (thể tích rắn A không đáng kể. Nung nóng bình để phản ứng xảy ra trong một thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B và chất rắn C (gồm A dư và Fe2O3). Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí trong bình trước khi nung. Hòa tan hoàn toàn rắn C trong H2SO4 dư (loãng) được khí D (đã làm khô). Các chất còn lại trong bình cho tác dụng với dung dịch KOH dư được chất rắn E. Để E ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Trong A có 1 chất gấp 1,5 lần số mol chất còn lại. Giả thiết hai chất trong A có khả năng phản ứng như nhau trong các phản ứng. Trong không khí chứa 80% nitơ và 20% oxi vể thể tích.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính thành phân % khối lượng các chất trong F. c. Tính tỉ khối của D so với B.
Bài 10(HSG Quảng Ninh 2010): Cho 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45M và H2SO4 0,9M. Đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa m1 gam bột Cu và thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của NO3
).
a. Tính phần trăm về khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính giá trị của m1 và V.
c. Cho m2 gam Zn vào dung dịch Y (tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3), sau phản ứng thu được 3,36 gam chất rắn. Tính giá trị của m2.