Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm con người lý luận và thực tiễn (Trang 65)

5. Cấu trúc đề tài

3.3 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng

bảo hiểm con ngƣời

Bên cạnh những ưu điểm và sự phát triển của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nói chung và pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng đã được đề cập, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo hiểm con người còn tồn đọng những hạn chế nhất định. Vì thế, những kiến nghị, giải pháp người viết đưa ra dưới đây nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, để giữ vững niềm tin của người dân vào pháp luật, đặc biệt là đảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống pháp luật của Nhà nước.

 Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của Luật kinh doanh bảo hiểm cho phù

hợp với nhu cầu thực tế

Thứ nhất, bổ sung vào khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người để mở rộng hơn nữa phạm vi đối tượng tham gia đối với

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 58 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

hợp đồng bảo hiểm, từ đó tạo điều kiện để mọi người tham gia dễ dàng vào hợp đồng bảo hiểm con người. Quyền lợi này không chỉ dừng lại ở quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng trong quan hệ hôn nhân huyết thống mà còn bao gồm cả quan hệ lao động. Theo đó nên bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đối tượng được bảo hiểm nữa đó là người lao động trong quan hệ trách nhiệm dân sự của người sử dụng lao động đối với người lao động.

Thứ hai, đối với trường hợp thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm mà tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì nên quy định hậu quả pháp lý cho phù hợp với bản chất huỷ bỏ hợp đồng và có thể hạn chế tối đa hành vi trục lợi của khách hàng. Bởi lẽ, theo khoản 2 Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì quy định này có lợi cho khách hàng và vô hình chung quy định này đã tạo điều kiện cho hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm con người, doanh nghiệp bảo hiểm cũng nên xem xét kỹ lưỡng các loại giấy tờ liên quan đến độ tuổi của bên mua bảo hiểm để tránh hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Thứ ba, đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng thì chỉ cần xác định rõ là hành vi lừa dối để quy định hậu quả pháp lý cho hành vi này là hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo điểm d khoản 1 Điều 22. Có như vậy mới thống nhất được trong việc áp dụng luật. Về mặt lý luận, quy định về đơn phương đình chỉ hợp đồng trong cả hai trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 là không hợp lý. Vì bản chất của hành vi cung cấp thông tin sai sự thật chính là hành vi lừa dối đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì khi có hành vi lừa dối trong việc giao kết hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Vậy, các nhà làm luật có nên xem xét bỏ điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, vì trong trường hợp này đã có sự điều chỉnh trong quy định tại Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 là đủ.

Thứ tư, trong việc quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nên bổ sung thêm trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng vi phạm pháp luật do vô ý. Theo đó, nên bổ sung vào khoản 3 Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm là: không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp:

 Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng vi phạm pháp luật do lỗi vô ý.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 59 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

 Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

 Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia

bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của Nhà nước

Để hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng được thực hiện một cách thuận lợi và rộng rãi trên thực tế đòi hỏi phải có sự cố gắng thực hiện của cả hai bên ký kết và đặc biệt hơn nữa là của Nhà nước và toàn xã hội.

Đối với người mua bảo hiểm: Phải chủ động tiếp cận và nâng cao trình độ hiểu hiểu biết của mình về pháp luật nói chung và pháp luật bảo hiểm nói riêng. Xuất phát từ tính khó hiểu của các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm con người nên khi ký kết người tham gia bảo hiểm phải thực sự hiểu rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình để tránh tranh chấp sau này xảy ra. Người mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích rõ các điều khoản hợp đồng, đòi hỏi các đại lý bảo hiểm tư vấn cho mình hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các tổ chức tư vấn.

Và một điểm nữa đó là theo quy định của pháp luật nếu như có sự không rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm thì giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm (theo Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000) vì nội dung hợp đồng bảo hiểm con người theo điều khoản mẫu do doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra, về nguyên tắc bên mua bảo hiểm không sửa đổi hay bổ sung điều khoản đó. Người mua bảo hiểm phải tìm hiểu kỹ các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra, người mua bảo hiểm cần lựa chọn các đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người (tuổi thọ, tính mạng sức khoẻ, tai nạn con người) phù hợp với điều kiện và khả năng của mình để có thể duy trì hợp đồng trong một thời gian dài.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: các công ty bảo hiểm không chỉ phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn phải chú trọng tới việc chăm sóc khách hàng, giải quyết nhanh chóng, hợp lý các công tác bồi thường tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm với đội ngũ nhân viên có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với khách hàng. Ngày nay trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt nếu không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp thì đại lý bảo hiểm sẽ dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự phát triển mà quên đi cái gì là thực sự cần thiết để đảm bảo môi trường pháp luật lành mạnh. Vì thế doanh nghiệp bảo hiểm cần đào tạo những người có trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Hơn thế nữa

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 60 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

doanh nghiệp bảo hiểm cần thiết lập nhiều kênh thông tin đối với khách hàng, việc đó sẽ vừa cung cấp thông tin cho khách, vừa thu hút được họ đến với doanh nghiệp mình.

Đối với nhà nước: Nhà nước sớm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng để đáp ứng nhu cầu tham gia ngày càng đông của người dân. Ngoài ra phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người để người dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình. Khi hệ thống pháp luật đã hoàn chỉnh mà người dân không tiếp cận, không hiểu được thì tác dụng của pháp luật đối với người dân sẽ không được thể hiện. Biện pháp để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hiểm con người đó là trên các phương tiện thông tin đại chúng để đại đa số người dân nắm được.

Hơn thế nữa phải tăng cường chất lượng giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm. Tranh chấp trong lĩnh vực này có thể do doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng cũng có thể do bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng nhằm trục lợi bảo hiểm và có thể do sự thiếu hoàn chỉnh của pháp luật. Không chỉ riêng lĩnh vực bảo hiểm mà tranh chấp trong lĩnh vực nào đều gây ảnh hưởng đến giá trị của pháp luật.

Cuối cùng Nhà nước phải có đường lối chính sách cụ thể để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng lúc đó mới có thể khuyến khích mọi người dân tham gia để bảo vệ mình và cũng là đảm bảo sự tồn tại của xã hội. Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng; tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, đồng thời đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế. Bởi ngành bảo hiểm chịu tác động của tổng hợp nhiều yếu tố, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 61 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

KẾT LUẬN

Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Từ những vấn đề lý luận người viết đã trình bày ở Chương 1 của luận văn chúng ta thấy được bảo hiểm con người luôn gắn liền với xã hội loài người vì bảo hiểm sẽ giúp người tham gia có một chỗ dựa tinh thần, sự đảm bảo về vật chất để duy trì cuộc sống, phát triển xã hội. Đây cũng là một trong những lý do khiến người viết nghiên cứu về đề tài này.

Qua nghiên cứu và phân tích những quy định của pháp về hợp đồng bảo hiểm con người ở Chương 2, ta thấy Luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh chung các loại hình bảo hiểm, riêng nghiệp vụ bảo hiểm con người bao gồm nhiều loại hình đa dạng, phức tạp. Từ thực tiễn nghiên cứu của luận văn người viết đã chỉ ra những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm con người trên thực tế. Những tranh chấp này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do sự thiếu hiểu biết của khách hàng cũng có thể do doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động chưa hiệu quả, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do những phát sinh chưa được pháp luật điều chỉnh phù hợp hoặc điều chỉnh không đầy đủ.

Chính vì thế, người viết đã đưa ra những bất cập, những mặt hạn chế của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người trong Chương 3 của luận văn, bên cạnh đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng và bảo hiểm nói chung.

Với nội dung nghiên cứu trong đề tài này, người viết mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về bảo hiểm nói riêng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm và nâng cao thị trường bảo hiểm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 61 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục các văn bản pháp luật:

1. Bộ luật Dân sự 2005.

2. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

3. Luật Doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 4. Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010 QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010.

6. Luật hợp tác xã năm 2012.

7. Nghị định 18/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 02 năm 2005 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

8. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 9. Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 03 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

10. Nghị định 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 08 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

11. Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 04 năm 2010 về đăng kí doanh nghiệp.

12. Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số Điều của Luật doanh nghiệp năm 2005.

13. Nghị định 116/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

14. Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

15. Thông tư số 52/2005/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 61 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

16. Thông tư 124/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.  Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Văn Định, Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, 2009.

2. Trần Vũ Hải, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.

3. Tạp chí bảo hiểm ( bài viết: “Lợi ích của bảo hiểm đối với nền kinh tế xã hội”- ngày 20/1/2012; “Quá trình phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam”-ngày 20/1/2012 ).

4. Tạp chí nhà nước và pháp luật số 6/2009 ( bài viết: “về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại điều 405 Bộ luật dân sự 2005”).

Danh mục một số trang thông tin, điện tử

1. http://www.baohiemxahoi.gov.vn 2. http://dddn.com.vn 3. http://www.baohiem.pro.vn 4. http://thongtinphapluatdansu.com 5. http://www.webbaohiem.net 6. http://www.tapchitaichinh.vn 7. http://tinnhanhchungkhoan.vn 8. http://www.hce.edu.vn/hsv/showthread.php?12931-L%E1%BB%8Bch- s%E1%BB%AD-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m 9. http://dddn.com.vn/dau-tu/gan-100000-ty-dong-bao-hiem-dau-tu-tro-lai-nen- kinh-te-20121212110743710.htm 10. http://www.tapchitaichinh.vn/Bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/Tinh-hinh-thi-

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm con người lý luận và thực tiễn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)