Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm con người lý luận và thực tiễn (Trang 40)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.7 Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

Về phương diện pháp lý, khi tham gia vào một giao dịch dân sự, các bên đều hướng đến những lợi ích nhất định. Để được hưởng những lợi ích đó các bên phải thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nội dung của một quan hệ pháp luật dân sự. Nghĩa vụ là những hành vi mà một bên chủ thể phải thực hiện vì lợi ích của bên kia. Việc bên mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm con người phát sinh từ nghĩa vụ dân sự trong giao dịch dân sự. Cụ thể, để nhận được cam kết chi trả từ phía doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Nghĩa vụ này phát sinh từ việc, bên mua bảo hiểm được quyền nhận tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hơn nữa, nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm còn gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm. Từ khoản phí bảo hiểm thu được, doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để chi trả chi phí kinh doanh và đảm bảo lợi nhuận cho mình. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đóng. Vì vậy, pháp luật phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong từng trường hợp.

 Mức phí bảo hiểm:

Để bù đắp những chi phí mà mình bỏ ra cũng như đảm bảo yếu tố lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình, khi tiến hành cung cấp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm nộp cho họ phí bảo hiểm. “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”,34 hay nói một cách khác, phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.

Việc xác định phí khá phức tạp bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Quá trình định phí phải dựa trên nguyên tắc, cơ sở khoa học, các giả định đưa ra như giả định tỷ lệ tử vong, lãi suất, chi phí và tỷ lệ hợp đồng bị huỷ bỏ. Các doanh nghiệp khi định phí phải đảm bảo trang trải được các chi phí mà vẫn phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

33

Trần Vũ Hải, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006. 34

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 33 SVTH: Nông Thị Thu Thảo

“Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm”.35 Có thể thấy, mức phí bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào mức độ xảy ra rủi ro.

 Phương thức đóng phí bảo hiểm:

Do khả năng tài chính của mỗi người là khác nhau, để thuận lợi cho khách hàng, để duy trì hiệu lực hợp đồng doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các mốc thời gian khác nhau làm phương thức đóng phí bảo hiểm. Theo khoản 11 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì “phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”, còn trong Bộ luật dân sự 2005: “thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc đóng theo định kỳ”.36 Đóng phí định kỳ là trường hợp khách hàng đóng phí định kỳ trong thời gian gia hạn nộp phí của kỳ phí đến hạn và yêu cầu tạm ngừng đóng phí bảo hiểm. Sau thời gian gia hạn đóng phí, nếu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm định kỳ không đủ cho khoản khấu trừ hàng tháng thì hợp đồng sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Theo quy định này, khách hàng khi ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức đóng phí bảo hiểm sao cho phù hợp với nhu cầu, điều kiện của mình.

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm con người lý luận và thực tiễn (Trang 40)