5. Cấu trúc đề tài
2.5.1.1 Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo khoản 1 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
Thứ nhất, thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm: đây là quyền cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm để đảm bảo cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm là hoàn toàn hợp lý. Phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đóng không những được sử dụng để chi trả bảo hiểm mà còn giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm duy trì được hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo cung ứng sản phẩm bảo hiểm cho xã hội. Việc thu phí bảo hiểm là cơ sở để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm đã đa dạng hóa các hình thức thu phí bảo hiểm, nhằm mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và an toàn trong giao dịch. Một số hình thức thu phí được các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng như: thanh toán tại các văn phòng giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, thanh toán qua các quầy dịch vụ tài chính của hệ thống bưu điện Việt Nam (VNpost), thanh toán qua Ngân hàng, và thanh toán tại nhà qua nhân viên thu phí bảo hiểm.
Thứ hai, yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm một cách đầy đủ và trung thực bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét đi đến ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng bảo hiểm có thể xảy ra những rủi ro trong tương lai, vì thế những thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm là căn cứ để xác định mức độ tổn thất và đưa ra những quyết định nhằm đảm bảo quyền lợi thuộc về hai bên.
Thứ ba, đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm con người theo các trường hợp: “Khi bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin”.42 “Khi bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm vì có sự thay đổi những yếu làm cơ sở để tính phí, dẫn đến tăng các rủi ro”.43 “Khi phí bảo hiểm được đóng nhiều lần mà bên mua bảo hiểm đã đóng một lần hoặc một số lần mà người mua không thể đóng
42
Theo khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 43
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 39 SVTH: Nông Thị Thu Thảo
được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo sau thời hạn 60 ngày”.44“Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm”.45 Các trường hợp được luật liệt kê như trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Thứ tư, từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm con người có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như: người được bảo hiểm chết do thi hành án tử hình hoặc trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm.
Thứ năm, yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan: Bên mua bảo hiểm khi tham gia hợp đồng bảo hiểm con người sẽ được nhận tiền bảo hiểm nếu rủi ro, tổn thất xảy ra. Vì thế, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu khách hàng áp dụng biện pháp đề phòng nhằm hạn chế tổn thất đối với doanh nghiệp của mình.
44
Theo khoản 2 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 45
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Trang 40 SVTH: Nông Thị Thu Thảo