Nhận định tình hình thí nghiệm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 45)

4.1.1. Đặc tính đất

Thí nghiệm được thực hiện trên đất trống, chỉ có cỏ dại, chưa canh tác loại cây trồng nào trước đó.

Qua bảng đặc tính đất trên, cho thấy đất thí nghiệm:

+ Có pH tương đối thấp, vẫn chưa nằm trong khoảng pH tối hảo cho rau xanh phát triển (pH=5,5 - 6,5), tuy nhiên, ở pH này rau xanh vẫn có thể phát triển bình thường. pH là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất và độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng.

Bảng 5: Đặc tính của đất trồng trước khi tiến hành thí nghiệm.

pH N tổng số (%) P dễ tiêu (mg/100g đất) K trao đổi (mg/100g đất) Chất hữu cơ (%) 5,06 0,2070 65,62 18,65 4,82

+ Có hàm lượng đạm tổng số ở mức khá (theo thang phân cấp của Kyuma, 1976), có hàm lượng lân dễ tiêu ở mức giàu, kali trao đổi ở mức khá (theo thang phân cấp của Bùi Duy Hiền, 2008), hàm lượng chất hữu cơ trong đất đạt mức trung bình (Chiurin, 1972). Qua sự phân cấp các chỉ tiêu đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali trao đổi và chất hữu cơ trong đất, cho thấy đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, điều này là phù hợp, vì đây là đất phù sa, chưa từng canh tác trước đó.

4.1.2. Thời tiết và quá trình phát triển của rau xanh

Thời gian tiến hành thí nghiệm từ 08/2013 đến 12/2013, trong thời gian này, mưa khá nhiều, nhiệt độ tương đối thấp, nên ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của rau, đồng thời, khi mưa nhiều, nhiệt độ thấp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng rau. Tuy nhiên, khi mưa nhiều thì hạn chế được công tưới nước.

Trong quá trình sinh trưởng của rau, có xuất hiện một số loại cỏ dại và một số loại sâu hại như: sâu ăn lá, bọ nhảy. Tuy nhiên, do được theo dõi thường xuyên, nên

khi sâu bệnh hại xuất hiện đã được xử lý kịp thời, không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm.

Nhìn chung, tình hình sinh trưởng giữa các nghiệm thức trồng rau phát triển tương đối đồng đều.

4.2. Kết quả khảo nghiệm trên mồng tơi 4.2.1. Trọng lượng trung bình cây 4.2.1. Trọng lượng trung bình cây

Bảng 6: Hiệu quả của phân vi sinh và phân hóa học lên trọng lượng trung bình cây (g/cây) của mồng tơi.

Nghiệm thức Trọng lượng trung bình

cây (g/cây)(*) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 5,31

NT2 20,43 15,12**

NT3 7,20 1,89ns -13,23**

NT4 19,21 13,9** -1,22ns 12,01**

LSD.01 2,01 CV (%) 6,06

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3= 500l/ha phân vi sinh, NT4=500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

(*): Trọng lượng trung bình cây của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Từ kết quả được trình bày trong bảng 6 cho thấy trọng lượng trung bình cây lớn nhất ở NT2 [100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha] là 20,43 g/cây và nhỏ nhất là ở NT1 [không bón phân] là 5,31 g/cây. Qua kiểm định LSD cho thấy giữa NT4 [500l/ha + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha] với NT2 và NT3 [500l/ha phân vi sinh] với NT1 [không bón phân] khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các nghiệm thức còn lại đều khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Qua kết quả trên cho thấy, nghiệm thức chỉ sử dụng 500l/ha phân vi sinh và bón thêm 50% phân hóa học [NT4] đạt 19,21 g/cây, khác biệt không ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón 100% phân hóa học, chỉ nhỏ hơn 1,22 g/cây. Điều này cho thấy, phân vi sinh có thể thay thế được 50% lượng phân bón hóa học. Kết quả này phù hợp

với kết quả thí nghiệm của Quách Quốc Tuấn (2008), Phan Văn Lập (2009) và Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2010), Nguyễn Chính Tính (2012).

4.2.2. Năng suất tổng

Từ kết quả được trình bày trong hình 4 cho thấy, năng suất tổng lớn nhất là 10,63 tấn/ha ở NT4 [500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha] và nhỏ nhất là 4,84 ở NT1 [không bón phân]. Qua kiểm định LSD cho thấy, giữa NT4 với NT2 [100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha] và NT3 [500l/ha phân vi sinh] với NT1 không khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các nghiệm thức còn lại đều khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3=500l/ha phân HCVS, NT4= 500/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

Hình 4: Ảnh hưởng của phân vi sinh và phân hóa học lên năng suất tổng (tấn/ha) của mồng tơi.

Qua kết quả trên cho thấy, nếu chỉ sử dụng 100% phân vi sinh thì năng suất tổng của mồng tơi tuy khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng [NT1], nhưng sự chênh lệch này rất thấp, chỉ là 1,4 tấn/ha so với 5,8 tấn/ha của NT4 với NT1 [không bón phân], điều này cho thấy, nếu chỉ sử dụng phân vi sinh thì rau sẽ thiếu dưỡng chất và phát triển không tốt. Đồng thời, NT4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT2. Từ đó, cho thấy, phân vi sinh có thể thay thế được 50% lượng phân hóa học. Vậy, để có năng suất tổng cao và chi phí bỏ ra hợp lý thì nên sử dụng NT4 để ứng dụng sản xuất.

CV (%) = 7,9 LSD.01 = 3,22

4.2.3. Năng suất thương phẩm

Từ kết quả được trình bày trong bảng 7 cho thấy, năng suất thương phẩm lớn nhất là 10,20 tấn/ha ở NT4 và nhỏ nhất là 4,40 ở NT1 [không bón phân]. Qua kiểm định LSD cho thấy, chỉ giữa NT4 và NT2 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tất cả các nghiệm thức còn lại đều có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 7: Ảnh hưởng của phân vi sinh và phân hóa học lên năng suất thương phẩm (tấn/ha) của mồng tơi.

Nghiệm thức Năng suất thương phẩm

(tấn/ha)(*) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 4,40

NT2 9,87 5,27**

NT3 6,16 1,57ns -3,70**

NT4 10,20 5,60** 0,33ns 4,03**

LSD.01 1,34 CV (%) 6,85

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3= 500l/ha phân vi sinh, NT4=500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

(*): Trọng lượng trung bình cây của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Qua kết quả phân tích trên cho thấy, năng suất thương phẩm ở NT4 cao hơn đôi chút so với NT2 [100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha], nhưng sự chênh lệch này là rất ít, chỉ 0,33 tấn/ha, đồng thời năng suất thương phẩm giữa hai nghiệm thức này cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả trên cho thấy, phân vi sinh không chỉ có thể thay thế được 50% lượng phân hóa học bón mà còn không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau mồng tơi.

4.2.4. Dư lượng nitrate

Bảng 8: Hiệu quả của phân vi sinh và phân hóa học lên dư lượng nitrate (mg/kg) của mồng tơi.

Nghiệm thức Dư lượng nitrate

(mg/kg)(*) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 145,39

NT2 211,91 66,52**

NT3 55,94 -89,45** -155,97**

NT4 119,57 -25,82** -92,34** 63,63**

LSD.01 6,36 CV (%) 1,87

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3= 500l/ha phân vi sinh, NT4=500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

(*): Trọng lượng trung bình cây của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Từ kết quả trình bày ở bảng 8, cho thấy, dư lượng nitrate cao nhất ở NT2 và thấp nhất ở NT3, điều này chứng tỏ rằng dư lượng nitrate trong rau gia tăng tương ứng với lượng phân đạm hóa học sử dụng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jan et al. (2008). Đồng thời, qua kết quả trên cho thấy, NT3 [100% phân vi sinh] có dư lượng nitrate thấp hơn NT1 [không bón phân] và NT4 có dư lượng nitrate thấp hơn so với NT2, điều này chứng tỏ phân vi sinh có tác dụng làm giảm dư lượng nitrate trong rau (Lâm Tú Minh et al., 2003). Kết quả này phù hợp với thí nghiệm của Cao Ngọc Điệp et al. (2011).

4.2.5. Tính chất của đất trồng sau khi kết thúc thí nghiệm

Bảng 9: Hiệu quả của phân vi sinh và phân hóa học lên tính chất đất thí nghiệm sau khi trồng mồng tơi.

Nghiệm thức pH N tổng số (%) P dễ tiêu (mg/100g đất) (mg/100g đất) K trao đổi Chất hữu cơ (%) Ban đầu 5,06 0,2070 65,62 18,65 4,82 NT1 5,10 0,1315 59,36 17,02 4,86 NT2 5,37 0,2636 90,06 22,35 5,90 NT3 5,25 0,2380 71,62 20,12 5,57 NT4 5,48 0,2517 85,93 19,78 6,30 LSD.01 0,68 0,05 5,03 2,69 1,13 CV (%) 4,97 8,30 2,59 5,36 7,91

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3=500l/ha phân HCVS, NT4= 500/ha phân HCVS + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

4.2.5.1. pH

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3=500l/ha phân vi sinh, NT4= 500/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

Hình 5: Ảnh hưởng của phân vi sinh và phân hóa học lên độ pH của đất sau khi trồng mồng tơi.

CV (%) = 4,97 LSD.01 = 0,68

Qua hình 5 cho thấy, sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm, pH ở tất cả các nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên, tất cả các nghiệm thức đều có giá trị pH cao hơn so với giá trị pH trước khi tiến hành thí nghiệm (pH=5,06). Cho thấy trị pH ở NT1 là thấp nhất, NT4 có pH cao nhất là 5,75. Khi sử dụng phân bón hợp lý, đặc biết là phân vi sinh sẽ giúp đưa giá trị pH tiến gần đến giá trị trung tính, góp phần cải thiện đất canh tác rau.

4.2.5.2. Hàm lượng đạm tổng số

Bảng 10: Ảnh hưởng của phân vi sinh và phân hóa học lên hàm lượng đạm tổng số trong đất sau khi trồng mồng tơi.

Nghiệm thức Hàm lượng đạm tổng số

(mg/100g đất) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 0,1940

NT2 0,2636 0,0696**

NT3 0,2380 0,0440ns -0,0256ns

NT4 0,2517 0,0577** -0,0118ns 0,0138ns

LSD.01 0,05 CV (%) 8,30

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3= 500l/ha phân vi sinh, NT4=500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

(*): Trọng lượng trung bình cây của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Qua bảng 9 và 10 cho thấy, sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm, hàm lượng đạm tổng số trong đất của các nghiệm thức đều tăng lên so với trước khi trồng (0,2050 mg/100g đất) trừ NT1 [không bón phân]. Chỉ có NT2 [100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha] và NT4 [500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha] là khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với NT1 [không bón phân], các nghiệm thức còn lại so với nhau đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê. NT3 và NT4 có hàm lượng đạm tổng số trong đất tăng lên, đều này cho thấy vai trò của vi khuẩn cố định đạm trong phân HCVS góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

4.2.5.3. Hàm lượng lân dễ tiêu

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3=500l/ha phân vi sinh, NT4= 500/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

Hình 6: Ảnh hưởng của phân vi sinh và phân hóa học lên hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau khi trồng mồng tơi.

Qua hình 6 cho thấy, sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm, hàm lân dễ tiêu trong đất của các nghiệm thức đều tăng lên so với trước khi trồng (65,62 mg/100g đất) trừ NT1. Hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất là 90,06 mg/100g đất ở NT2, thấp nhất là 59,36 mg/100g đất ở NT1. Chỉ có NT2 và NT4 là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các nghiệm thức còn lại đều khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ở NT3 hàm lượng lân dễ tiêu cũng tăng lên nhưng không bằng NT4.

4.2.5.4. Hàm lượng kali trao đổi

Qua bảng 9 và 11 cho thấy, sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm, hàm lượng kali trao đổi trong đất của các nghiệm thức đều tăng so với trước khi trồng (18,58 mg/kg đất) trừ NT1 [không bón phân]. Hàm lượng kali trao đổi trong đất sau khi tiến hành thí nghiệm cao nhất là 22,35 mg/100g ở NT2 [100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha], điều này cho thấy lượng kali hóa học bón vào đất vẫn còn dư, rau vẫn chưa sử dụng hết. Hàm lượng kali trao đổi trong đất thấp nhất là 17,02 mg/100g đất ở NT1 [không bón phân]. Ở NT3 [500l/ha phân vi sinh] và NT4 [500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha] hàm lượng kali tăng, điều này cho thấy phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất.

CV (%) = 2,59 LSD.01 = 5,03

Bảng 11: Hàm lượng kali trao đổi trong đất sau khi kết thúc thí nghiệm trồng mồng tơi.

Nghiệm thức Hàm lượng kali trao đổi

(mg/100g đất) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 17,02

NT2 22,35 5,33**

NT3 20,12 3,10** -2,24ns

NT4 19,78 2,76** -2,57ns -0,33ns

LSD.01 2,69 CV (%) 5,36

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3= 500l/ha phân vi sinh, NT4=500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

(*): Trọng lượng trung bình cây của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

4.2.5.5. Hàm lượng chất hữu cơ

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3=500l/ha phân vi sinh, NT4= 500/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

Hình 7: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất sau khi kết thúc thí nghiệm trồng mồng tơi.

Qua hình 7 cho thấy, sau khi kết thúc quá trình thí nghiệm, hàm lượng chất hữu cơ trong đất của các nghiệm thức đều tăng lên so với trước khi trồng (4,82%). NT4 so với NT1 là khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%, các nghiệm thức còn lại đều khác biệt

CV (%) = 7,91 LSD.01 = 1,13

không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng đạm tổng số trong đất sau khi tiến hành cao nhất là ở NT4, ở NT3 tuy khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT1 tuy nhiên vẫn hơn rất nhiều so với ban đầu (0,71%), điều này cho thấy, khi sử dụng phân vi sinh đã bổ sung nguồn vi sinh vật có ích vào trong đất, giúp tăng độ phì nhiều đất. Hàm lượng chất hữu cơ thấp nhất là ở NT1 [không bón phân], tuy nhiên, NT1 vẫn lơn hơn hàm lượng chất hữu cơ trong đất ban đầu. Điều này là do trong quá trình canh tác rau, các xác bã thực vật trong đất phân hủy dần làm cho hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng.

4.3. Kết quả khảo nghiệm trên cải xanh 4.3.1. Trọng lượng trung bình cây 4.3.1. Trọng lượng trung bình cây

Từ kết quả được trình bày trong bảng 12 cho thấy trọng lượng trung bình cây lớn nhất ở NT2 là 17,25 g/cây và nhỏ nhất là ở NT1 là 3,88 g/cây. Qua kiểm định LSD cho thấy giữa NT4 với NT2 và NT3 với NT1 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các nghiệm thức còn lại đều khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 12: Hiệu quả của phân vi sinh và phân hóa học lên trọng lượng trung bình cây (g/cây) của cải xanh.

Nghiệm thức Trọng lượng trung bình

cây (g/cây)(*) Khác biệt giữa các nghiệm thức

NT1 3,88

NT2 17,25 13,37**

NT3 5,37 1,48ns -11,89**

NT 16,58 12,70** -0,67ns 11,22**

LSD.01 1,48 CV (%) 5,40

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3= 500l/ha phân vi sinh, NT4=500l/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

(*): Trọng lượng trung bình cây của 3 lần lặp lại

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (non signification) **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Qua kết quả trên, cho thấy, nghiệm thức chỉ sử dụng 500l/ha phân vi sinh và bón thêm 50% phân hóa học [NT4] đạt 16,58 g/cây, khác biệt không ý nghĩa thống kê so

với nghiệm thức bón 100% phân hóa học, chỉ nhỏ hơn 0,67 g/cây. Điều này cho thấy, phân vi sinh có thể thay thế được 50% lượng phân bón hóa học.

4.3.2. Năng suất tổng

Từ kết quả được trình bày trong hình 8 cho thấy, năng suất tổng lớn nhất là 19,8 tấn/ha ở NT2 và nhỏ nhất là 4,4 ở NT1 Qua kiểm định LSD cho thấy, giữa giữa NT4 với NT2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các nghiệm thức còn lại đều khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Ghi chú: NT1=đối chứng (không bón phân), NT2=100N – 80P2O5 – 40K2O kg/ha (đối chứng dương), NT3=500l/ha phân vi sinh, NT4= 500/ha phân vi sinh + 50N – 40P2O5 – 20K2O kg/ha.

Hình 8: Ảnh hưởng của phân vi sinh và phân hóa học lên năng suất tổng (tấn/ha) của cải xanh.

Qua kết quả trên, cho thấy, nếu chỉ sử dụng phân vi sinh thì năng suất tổng của mồng tơi tuy khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng [NT1], nhưng sự chênh lệch chỉ là 5,8 tấn/ha thấp hơn nhiều so với 14 tấn/ha của NT4 so với NT1, điều này cho thấy, nếu chỉ sử dụng phân vi sinh thì rau sẽ thiếu dưỡng chất và phát triển không tốt. Đồng thời, NT4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)