Cải xanh

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 29)

(15/11/2013)

Hình 2: Cải xanh (Brassica juncea HF).

- Nguồn gốc lịch sử: Cải xanh còn có các tên gọi khác là cải bẹ xanh hay cải canh,

với tên khoa học là Brassica juncea HF và tên tiếng Anh là Common indian, Common brown mustard, Potherb. Cải xanh thuộc họ Hoa thập tự (Brassicaceae), có cuốn lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ hẹp, bản lá mỏng hơn so với nhóm cải bẹ và cải thìa. Được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Hiện nay chưa xác định được chắc chắn nguồn gốc của cải xanh, tuy nhiên nhiều tác giả nhất trí rằng trung tâm đa dạng của cải xanh là Trung Á (Đường Hồng Dật, 2002).

- Giá trị dinh dưỡng: Về mặt dinh dưỡng, trong 100 g phần ăn được cho 18 kcal, 1,7 g protein, 235 μg vitamin A, 51 mg vitamin C (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2002). Về mặt y học, các loại rau cải (cải bẹ, cải xanh, cải trắng,..) có tác dụng rõ rệt nhất là lợi tiểu, tiêu phù. Hạt cải có vị hơi cay, dùng làm thuốc trị đờm tích tụ, chữa chứng đau nhức do gió, trừ mụn nhọt, sưng tấy (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).

+ Sinh thái: Theo Nguyễn Như Hà (2006), đất thích hợp cho sản xuất rau là

đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất phù sa ven sông, phải có tầng canh tác dầy từ 20 - 40 cm. Thời gian sinh trưởng của cải xanh ngắn. Nếu dùng làm rau (ăn sống hoặc ăn chín) thì trung bình thu hoạch sau 30 - 40 ngày, nếu ăn sống có khi chỉ 15 - 20 ngày. Đặc biệt, cải xanh rất mẫn cảm với phân hóa học, khả năng lưu giữ các hóa chất và vi sinh vật trên cây thường nhiều và lâu (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Theo Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Cường (2008), cải xanh yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình, thời gian chiếu sáng khoảng 10 - 11 giờ/ngày. Khi ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao thì cải sinh trưởng không tốt (Tạ Thu Cúc, 2007). Cải xanh do có bộ rễ ăn nông và có bộ lá lớn nên chịu được hạn kém, lưu giữ bệnh nhiều và lâu nên dùng nước sạch để tưới (Trần Khắc Thi, 2000).

+ Thời vụ: Cải xanh có thể trồng quanh năm nhưng vụ Đông Xuân cho năng suất cao hơn. Mùa nắng cần có đủ nước tưới cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa, mùa mưa nên làm giàn che để bảo vệ cây tránh dập lá. Nhưng cải xanh trồng trong mùa mưa (tháng 5 - 10 dương lịch) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá và thường có nhiều sâu hại cần lưu ý phòng trừ.

+ Làm đất: Chuẩn bị đất kỹ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ

trước, nếu có điều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư trú trong đất. Khoảng 5 - 6 tháng một lần nên xử lý đất chống sâu bệnh bằng cách bón 50 - 60 kg vôi/1000m2 đất (Trần Thị Ba, 2009). Lên liếp cao 20 - 30 cm trong mùa mưa để rễ không bị úng và lá không bị dính cát để tránh nhiễm bệnh thối gốc và phỏng lá. Mùa khô lên liếp cạn để giữ ẩm cho cây.

+ Mật độ: Lượng hạt gieo sạ cho 1000 m2 khoảng 500 gram. Hạt giống ngâm trong nước sau 3 - 4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ấm một đêm rồi đem gieo hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hạt khô. Hạt cải nhỏ, muốn gieo cho đều nên chia hạt nhiều phần và trộn với bột trắng để dễ điều chỉnh hạt gieo. Khi cây con được 10 - 15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10 x 15cm.

+ Bón phân: Tổng lượng phân bón cho 1000 m2 ruộng trồng khoảng 500-1000 kg phân chuồng (phân heo, gà đã ủ hoai), 10 kg Urea, 10 kg super lân, 5 kg KCl, 10 kg hỗn hợp 16 - 16 - 8 và 10 kg DAP.

+ Chăm sóc: Sau khi trồng cần tưới nước ngay, tưới mỗi ngày. Cải xanh rất

ngắn ngày, nên cần thúc sớm và liên tục. Tùy theo tốc độ tặng trưởng của cây, màu sắc thân lá mà tăng hay giảm lượng phân bón.

+ Thu hoạch: Xác định thời gian thu hoạch là một vấn đề cần thiết trong

canh tác rau ăn lá do ảnh hưởng đến phẩm chất rau. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999), cải xanh sau khi trồng được 30 - 40 ngày có thể thu hoạch, năng suất có thể đạt là 25 - 30 tấn/ha.

- Sâu và bệnh hại chính trên cải xanh - cách phòng trừ

+ Sâu hại

 Trong vườn ươm cần trừ kiến tha hột giống có thể sử dụng thuốc Basudin 10H (15 – 20 g/10m2).

 Để trừ bọ nhảy có thể xử lý hạt giống trước gieo bằng thuốc. Trường hợp bọ nhảy xuất hiện nhiều trên ruộng có thể dùng thuốc gốc lân hữu cơ kết hợp với gốc cúc tổng hợp theo khuyến cáo.

+ Bệnh hại

 Để phòng trị các bệnh trước khi gieo nên xử lý bằng một trong các loại

thuốc sau đây: Rovral 50 WP, Viben – C 50 WP, lượng dùng 5 kg/kg hạt.

 Bệnh chết cây con: Khi phát hiện phun một trong các loại thuốc: Moceren 25 WP (15 g/8 lít), Rovral 50WP (20 g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15 g/8 lít).

Bệnh thối bẹ: dùng Moceren 25 WP (25 g/8 lít), Rovral 50 WP (20 g/8

lít), Ridomil MZ 72 WP (15 g/8 lít).

+ Còn một tuần lễ trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng thuốc hoá học chỉ được phép sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.

(http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/kyThuat/caiXanh. htm, ngày 19/07/2013).

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)