Phương pháp khảo nghiệm hiệu quả của phânvi sinh

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 37)

Khảo nghiệm phân vi sinh trên ba loại rau xanh là: mồng tơi, cải xanh và cà tím theo kỹ thuật canh tác rau an toàn.

Mồng tơi và cải xanh

- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức ứng với bốn công thức phân bón cho mỗi loại rau và có 3 lần lặp lại.

- Mỗi nghiệm thức có diện tích 1m x 3m = 3 m2, khoảng cách giữa 2 nghiệm thức là 30 cm.

- Mỗi nghiệm thức có chế độ bón phân như sau:

+ Nghiệm thức 1: đối chứng (không bón phân): đối chứng âm.

+ Nghiệm thức 2: 100 N - 80 P2O5 - 40 K2O kg/ha (đối chứng dương). + Nghiệm thức 3: 500l/ha phân vi sinh.

+ Nghiệm thức 4: 50 N - 40 P2O5 - 20 K2O kg/ha + 500l/ha phân vi sinh.

Cà tím

- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, tiến hành với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, 1 nhân tố (các chế độ phân bón).

- Diện tích đát cho mỗi nghiệm thức là 8 m2, khoảng cách trồng: hàng đôi cách hàng đôi 1,2 m, cây cách cây trong hàng đôi là 0,7 m, hàng cách hàng trong hàng đôi là 0,6 m với mật độ 14000 cây/ha. 4 nghiệm thức được bón phân như sau:

+ NT1: đối chứng âm (không bón phân hóa học và phân vi sinh)

+ NT2: 100kg N/ha - 80kg P2O5/ha - 160kg K2O/ha (đối chứng dương) + NT3: phân vi sinh (liều lượng 500l/ha)

+ NT4: 50kg N/ha - 40kg P2O5/ha - 80kg K2O/ha + phân vi sinh (500l/ha) - Phân bón hóa học chia thành 5 lần bón (lần 1 sau khi trồng 10 ngày, lần 2 sau khi

bón thúc lần 1 là 10 - 12 ngày, các lần bón phân còn lại cách nhau 20 ngày/lần). Phân lân và kali sử dụng 75% tổng lượng phân bón lót cho các nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4 trước khi trồng, phần còn lại chia đều cho 5 lần bón. Phân

đạm được bón như sau: lần 1 (10kg/ha), các lần bón phân còn lại mỗi lần là 22,5kg/ha. Phân vi sinh dạng lỏng được tưới cách nhau 5 ngày/lần.

Kỹ thuật canh tác

- Chuẩn bị đất: đất được làm sạch cỏ, cuốc và phơi đất trước khi gieo trồng 5 ngày. Lên líp rộng 1 m, dài 3 m, cao 20 cm, rãnh líp rộng 30 cm (đối với mồng

tơi và cải xanh). Bón lót tro trấu và toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh (tấn/ha), super lân và kali tùy theo mỗi nghiệm thức.

- Chuẩn bị hạt giống:

+ Sử dụng giống mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. Hạt giống đem về ngâm trong nước ấm trong 3 giờ sau đó vớt ra, khoảng 2 giờ sau đem gieo. Hạt được sạ lang, lượng hạt gieo cho mỗi nghiệm thức là 30 - 35 gram (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).

+ Sử dụng giống cải xanh có cuống lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và bản lá mỏng, lá có màu từ xanh vàng đến xanh đậm. Hạt giống đem về ngâm trong nước ấm trong 2 - 3 giờ sau đó vớt ra, khoảng 1 giờ sau đem gieo. Hạt được sạ lang, lượng hạt gieo từ 300 - 500 g/1000 m2.

+ Sử dụng giống cà tím trồng phổ biến tại địa phương. Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày, vì vậy để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23 - 30 giờ. Vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo. - Chăm sóc: tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Khi gieo hạt mọc

lên cao 2 - 3cm thì dùng đất nhỏ vun phủ gốc để giữ cho cây con khỏi bị đổ, thường xuyên làm cỏ líp để hạn chế sâu bệnh.

- Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp ngay từ đầu kịp thời.

- Thu hoạch: mồng tơi và cải xanh thu hoạch lúc 35 ngày. Cách thu hoạch: rau muống và cải xanh đều nhổ. Cách thu hoạch cà tím là cắt lấy trái.

Bảng 4: Liều lượng và phương pháp bón phân cho mồng tơi và cải xanh. Thời điểm bón

(ngày) Cách bón

Liều lượng bón (%)

N P2O5 K2O Phân VS

0 (bón lót) Rãi 0 100 100 100

10 Tưới 25 0 0 0

15 Tưới 25 0 0 0

20 Tưới 25 0 0 0

25 Tưới 25 0 0 0

Chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu năng suất:

+ Trọng lượng trung bình cây: cân toàn bộ trọng lượng các cây trong khung chỉ tiêu (kích thước 40 cm x 40 cm) , sau đó chia lại cho số cây đếm được trong khung ta được trọng lượng trung bình cây (lặp lại 3 lần trên mỗi líp để lấy trung bình).

+ Năng suất tổng: cân toàn bộ cây và quả trên của mỗi nghiệm thức, tính năng suất rau trên mỗi líp (3 m2) và năng suất quả, sau đó quy ra năng suất tổng (tấn/ha).

+ Năng suất thương phẩm: lấy năng suất tổng trừ đi những cây bị hư, cây nhỏ không bán được, những quả hư trên mỗi líp ta được năng suất thương phẩm (tấn/ha).

- Chỉ tiêu chất lượng: trên mỗi nghiệm thức lấy ra một số cây (khoảng 200 gram) rửa lại bằng nước sạch, sau đó đem phân tích dư lượng nitrate trong thân lá và quả. Xác định dư lượng nitrate trong cây của từng nghiệm thức, so sánh giữa các nghiệm thức và so với tiêu chuẩn cho phép của dư lượng nitrate trong từng loại rau nhằm đánh giá hiệu quả của phân vi sinh đến chất lượng của rau. (gửi mẫu đến Sở Khoa Học Công Nghệ Tp. Cần Thơ – Trung Tâm Kỹ Thuật Ứng Dụng Công Nghệ phân tích chỉ tiêu nitrate).

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)