Phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 41)

- Sử dụng các phương pháp phổ biến, hiện hành để phân tích các thông số liên quan tới chất lượng bùn hữu cơ. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: độ pH, chất hữu cơ, P dễ tiêu, N tổng số, K trao đổi.

- Mẫu đất được lấy ở 2 thời điểm trước và sau khi trồng rau.

- Mẫu đất được thu như sau: lấy ở đường chéo góc 5 điểm: gồm có 4 góc ở lô đất thí nghiệm và điểm chính giữa lô đất thí nghiệm, ở độ sâu 20 cm, trộn các mẫu này lại với nhau, để khô tự nhiên, nghiền nhuyễn để phân tích các chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu phân tích như sau

- Phân tích độ pH trong đất

+ Phương pháp

 Cân chính xác 20 g đất mịn khô, cho vào bình có dung tích 100 ml, thêm 50 ml nước cất. Lắc xoáy bằng tay cho phân tán đất, tiếp tục lắc trên máy 30 phút và để yên trong 2 giờ.

 Sau đó do bằng mày đo pH kế. Vị trí đầu điện cực ở vị trí trung tâm và trung điểm độ sâu của dung dịch trong huyền phù. Đọc số đo sau khi chỉ số ổn định khoảng 30 giây.

- Phân tích đạm tổng số trong đất bằng phương pháp Micro – Kjedahl

+ Phương pháp

 Cân chính xác 0,5 g đất đã nghiền nhuyễn, chuyển mẫu vào bình Kjedahl có thể tích 50 – 100 ml, sau đó thêm 5 ml H2SO4 đậm đặc. Để rút ngắn thời gian vô cơ hóa, thêm vào bình 0,5 g hỗn hợp chất xúc tác (K2SO4:CuSO4:Se theo tỷ lệ 100:10:1).

 Sau khi cho chất xúc tác vào bình, đem đun sôi và luôn giữ cho bình sôi nhẹ khoảng 2-3 giờ đến khi dung dịch trong bình trong suốt (vô cơ trong tủ hút hơi). Để nguội, dùng bình tia cho vào bình một lượng nhỏ nước cất khử khoáng rồi lắc nhẹ tráng thành bình.

 Chuyển mẫu vào hệ thống chưng cất đạm để chưng cất NH3 (dùng nước khử khoáng tráng sạch bình). Có thể xác định lượng đạm này khi tác dụng NaOH 10N, chúng sẽ được lôi cuốn bằng hơi nước và được chưng cất qua bình hứng có chứa dung dịch acid boric 2,5%. Sau đó, đem định lượng boric thừa bằng dung dịch H2SO4 X*N/100 chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu đỏ ban đầu. + Cách tính kết quả: %N = M X V 14 V (ml): thể tích H2SO4 chuẩn độ. M (g): khối lượng mẫu phân tích. X: hệ số hiệu chỉnh của H2SO4.

- Phân tích hàm lượng lân dễ tiêu trong đất bằng phương pháp Oniani

+ Phương pháp

 Cân chính xác 1 g đất cho vào ống ly tâm 50 ml, thêm vào 25 ml H2SO4 0,1N, dùng tay lắc 1 phút và lọc chứa vào chai đựng mẫu. Dùng pipet hút từ 1 – 5 ml dung dịch trích cho vào bình đựng 50 ml, thêm vào 20 ml nước cất, nhỏ 3 giọt phenolphthalein, dùng NaOH 10% nhỏ từng giọt lắc đều cho tới khi dung dịch có màu hồng nhạt, nhỏ 1 – 2 giọt H2SO4 5% lắc đều cho đến khi mất màu. Sau đó, thêm 8ml dung dịch B để làm hiện màu, thêm nước cất tới vạch và lắc đều, để yên 10 – 20 phút đem đo trên máy so màu ở bước sóng 880 nm.

+ Đường chuẩn

 Từ dung dịch chuẩn 0,01 mg/ml P2O5: hút 1ml, 2ml, 3ml, 4ml, 5ml, cho vào bình định mức 50 ml, thêm 20 ml nước cất vào hóa chất tiến hành giống như dung dịch trích, đo trên máy quang phổ.

+ Cách tính kết quả: P2O5 (mg/100g đất) = 1 100 v m k v a    

a (g): số P2O5 tìm đo trên đồ thị

v (ml): thể tích dung dịch trích lân dễ tiêu trong đất . 100: hệ số chuyển từ (g) sang 100 g đất.

v1 (ml): thể tích hút dung dịch trích đem so màu.

k: hệ số khô kiệt của đất.

m (g): khối lượng đất phân tích.

- Phân tích hàm lượng chất hữu cơ trong đất bằng phương pháp chuẩn độ của Walkley – Black

+ Phương pháp

 Cân chính xác 1 g đất cho vào bình tam giác rửa sạch. Dùng ống chuẩn độ cho vào bình tam giác đã có đất 10 ml K2Cr2O7 và 15 ml H2SO4, lắc nhẹ cho đất và hóa chất được trộn lẫn với nhau. Để yên 20 – 30 phút, sau đó thêm 100 ml nước cất. Ngay sau khi bắt đầu chuẩn độ, cho thêm 10 ml H3PO4 và 1 ml chỉ thị màu.

 Chuẩn độ bằng FeSO4 1N đến khi dung dịch từ màu tím đậm chuyển sang màu xanh rêu thì dừng, lúc này phản ứng kết thúc. Ghi thể tích trên ống chuẩn độ.

 Mẫu đối chứng: Tất cả làm như thao tác mẫu thật nhưng không có mẫu đất (mẫu Blank).

+ Cách tính kết quả: CHC% = M f N V V ) 0,3 1,724 ( 0     

V0 (ml): thể tích của FeSO4 khi chuẩn độ mẫu Blank.

V (ml): thể tích của FeSO4 khi chuẩn độ mẫu đất.

N: nồng độ FeSO4.

Hệ số f = 100/75 = 1,33.

- Phân tích K trao đổi trong đất bằng AMONIUM ACETATE 1N (theo nguyên lý của phương pháp áp dụng bởi North Central Regional Committee, USA. Trích dẫn của Carson (1980)).

+ Phương pháp:

 Cân 1 g đất trong ống ly tâm 50 ml. Thêm 10 ml NH4OH, lắc trong 1 giờ, ly tâm, lọc dung dịch nước trích vào bình chứa mẫu 25 ml. Chuẩn bị mẫu đối chứng (mẫu Blank) tương tự như mẫu thật nhưng không có đất.

 Đo K bằng phương pháp quang kế phát xạ ngọn lửa hoặc phương pháp hấp thu nguyên tử. Hút 2 ml mẫu dung dịch trích cho vào ống nghiệm 15 ml. Thêm vào 1 ml dung dịch Cesium Chloride đã acid hóa cộng thêm 7 ml nước và lắc đều. Sau đó đem đo trên máy hấp thu nguyên tử ở độ dài bước sóng 766 nm. Chuẩn bị tương tự như vậy đối với mẫu Blank.

+ Các tính kết quả:

K trao đổi (meq/100g đất) =

39 100 10 ) ( 3        W hspl V b a a: nồng độ K trong mẫu thật (mg/l)

b: nồng độ K trong mẫu Flank (mg/l)

W: trọng lượng mẫu đất (g)

V: thể tích mẫu trích (ml)

hspl: hệ số pha loãng.

10-3: hệ số đổi từ (ml) sang (l).

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân vi sinh trong canh tác rau xanh được trồng trên đất phù sa tại huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)