M Ở ĐẦU
3.3.3 Đường kính gốc, ngọn ghép
* Đường kính gốc ghép
Đường kính gốc ghép của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Qua các giai đoạn sinh trưởng thì nghiệm thức không ghép-đối chứng có đường kính gốc cao nhất (dao động 0,38-1,81 cm), thấp nhất là nghiệm thức ghép gốc mướp (0,41-1,28 cm). Giai đoạn 70 NSKT (KTTH), nghiệm thức không ghép-đối chứng có đường kính gốc cao nhất (1,81 cm) và thấp nhất là nghiệm thức ghép mướp (1,28 cm). Sự tăng trưởng đường kính gốc ảnh hưởng bởi gốc ghép, so với cây khổ qua không ghép thì cây khổ qua ghép gốc tăng trưởng chậm hơn.
Theo nhận định của Trần Khắc Thi (1999), thì cây hấp thụ chủ yếu qua rễ, cây có đường kính gốc lớn thì có thể hút nước và chất dinh dưỡng tốt hơn để nuôi các cơ quan bên trên, góp phần tăng năng suất, đặc biệt đối với cây họ bầu bí là loại cây có nhu cầu nước rất lớn cho sự phát triển trái. Tương tự,Trần Quang Vũ (2010) cũng cho rằng, trên khổ qua thì cây có đường kính gốc lớn hơn thì sinh trưởng tốt, thân lá phát triển nhiều.
22
Bảng 3.4 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn
khảo sát
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; **:
Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
* Đường kính ngọn ghép
Đường kính ngọn ghép của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn đầu từ 10-30 NSKT (Bảng 3.5), nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (từ 0,35-0,93 cm) thấp hơn nghiệm thức ghép gốc mướp dao động từ 0,43-1,41 cm. Bước sang giai đoạn từ 50 NSKT trở về sau cho tới thời kỳ kết thúc thu hoạch thì cả hai nghiệm thức đều có đường kính ngọn khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 1,5-2,17 (cm) (Bảng 3.5). Sự khác biệt đường kính ngọn ghép ở giai đoạn đầu (10-30 NSKT) có thể là do gốc ghép sinh trưởng chưa thật sự ổn định, vết ghép còn mới chưa hoàn toàn tiếp hợp được ngọn và gốc ghép, sự trao đổi chất dinh dưỡng từ gốc lên ngọn chưa tốt. Chính vì thế trong khi ghép ta cần chú ý làm cho ngọn ghép và gốc ghép áp sát vào nhau trong một thời gian nhất định cho gốc ghép và ngọn ghép thành một cơ thể sống cộng sinh. Đường kính ngọn ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê (giai đoạn 50-70 NSKT), có thể gốc ghép không ảnh hưởng đến đường kính ngọn ghép. Quan điểm trên cũng được Phạm Văn Côn (2007) nhận định gốc ghép không làm thay đổi đặc tính di truyền của ngọn ghép.
Bảng 3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai
đoạn khảo sát
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns:
Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở múc ý nghĩa 1%; -: Không lấy chỉ tiêu
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
10 30 50 70
Không ghép 0,38 b 1,09 a 1,61 a 1,81 a
Ghép bầu địa phương 0,63 a 0,79 a 1,00 b 1,41 b
Ghép mướp 0,41 b 0,67 b 1,08 b 1,28 b
Mức ý nghĩa ** ** ** **
CV.(%) 0,00 16,18 11,20 7,66
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
10 30 50 70
Không ghép - - - -
Ghép bầu địa phương 0,35 b 0,93 b 1,50 2,17
Ghép mướp 0,43 a 1,41 a 1,70 1,81 Mức ý nghĩa ** ** ns ns
23
* Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép
Tương tự như đường kính ngọn ghép, ở giai đoạn từ 10 NSKT, tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.6). Tỉ số tiếp hợp của ghép bầu địa phương (0,62-1,83), T>1 có hiện tượng gốc ghép lớn hơn ngọn nhưng chưa đủ để xảy ra hiện tượng chân voi. Nhìn chung, tỉ số tiếp hợp của ghép gốc mướp (0,62-0,97) khá ổn định hơn và không có sự biến đổi lớn, cây không có sự khác biệt lớn giữa đường kính gốc và ngọn. Điều này phù hợp với mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép theo Phạm Văn Côn (2007) là chỉ số T càng gần 1 thì thế sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép càng tương đương nhau và phát triển bình thường.
Bảng 3.6 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các thời điểm khảo sát
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns:
Khác biệt không ý nghĩa ,*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; -: Không lấy chỉ tiêu
Sự tương thích của hai loại gốc ghép bầu địa phương và mướp được thể hiện. Ở nghiệm thức khổ qua ghép bầu địa phương có hiện tượng ngọn khổ qua đâm rễ xuống, làm nứt gốc và gốc ghép bị chết, cây sống bằng rễ ngọn. Ở giai đoạn 30 NSKT thì khổ qua ghép bầu địa phương chết chỉ còn 28,79% và đến kết thúc thu hoạch thì chỉ còn được 1,79% trong tổng số cây trồng ra đồng.