Chiều dài thân chính

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ hè thu 2012 (Trang 32)

M Ở ĐẦU

3.3.1 Chiều dài thân chính

Chiều dài thân chính của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.2). Nhìn chung, chiều dài thân chính ở nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép gốc mướp luôn cao hơn nghiệm thức ghép bầu địa phương. Giai đoạn 15 NSKT, chiều dài thân chính khổ qua không ghép-đối chứng (107,63 cm), khổ qua ghép gốc mướp (104,70 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (48,05 cm). Ở giai đoạn 30 NSKT chiều dài than chính nghiệm thức không ghép-đối chứng (202.70 cm), ghép gốc mướp (281,20 cm) tương đương nhau và dài hơn nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (148,85 cm). Chiều dài thân chính giai đoạn 45 NSKT của khổ qua không ghép-đối chứng (361,70 cm), khổ qua ghép gốc mướp (370,02 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (297,45 cm). Tương tự ở giai đoạn 79 NSKT (KTTH) chiều dài thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm) vẫn thấp hơn nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và ghép mướp (444,48-445,23 cm, tương ứng). Chiều dài thân chính có liên quan đến khả năng sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào gốc ghép. Nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013), cũng cho rằng chiều dài thân chính của khổ qua bị ảnh hưởng bởi gốc ghép. Như vậy, bên cạnh đặc tính của từng giống, yếu tố kỹ thuật canh tác, điều kiện đất đai và khí hậu thì gốc ghép cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của cây trồng.

20

Bảng 3.2 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn

khảo sát

Nghiệm thức Ngày sau khi trồng

15 30 45 79 (KTTH)

Không ghép 107,36 a 202,70 a 361,70 a 444,48 a

Ghép bầu địa phương 48,05 b 148,85 b 297,45 b 295,92 b

Ghép mướp 104,70 a 281,20 a 370,02 a 445,23 a

Mức ý nghĩa ** ** ** *

CV. (%) 6,8 4,14 2,83 4,75

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *:

Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính khổ qua của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, trừ giai đoạn 45-79 NSKT (Phụ bảng 1.1). Ở giai đoạn đầu 15-30 NSKT tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở hai nghiệm thức khổ khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép gốc mướp dao động từ 12,36-11,75 cm/ngày cao hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (6,39 cm/ngày). Bước sang giai đoạn 30-45 NSKT thì chiều dài cây bắt đầu tăng trưởng chậm lại và gần như không tăng trưởng thêm nữa vào giai đoạn 45-79 NSKT (thời kỳ thu hoạch rộ). Sở dĩ giai đoạn đầu (15-30 NSKT) tốc độ tăng trưởng thân chính nhanh nhất là do cây đang thời kỳ sinh trưởng mạnh hoàn thiện cơ thể chuẩn bị cho sinh sản (ra hoa, kết trái). Đến giai đoạn 30-45 NSKT (thời kỳ thu hoạch rộ) cây sinh trưởng có phần chậm lại vì đây là thời kỳ cây ra hoa, kết trái rất mạnh, có sự cạnh tranh giữa sinh trưởng và sinh sản (cây chủ yếu tập chung chất dinh dưỡng để nuôi trái nên cây không tăng trưởng mạnh). Tương tự, cho đến giai đoạn 45-79 NSKT thì cây đã đạt chiều cao tối đa nên hầu như cây không tăng trưởng thêm nữa về chiều dài.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ hè thu 2012 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)