Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ hè thu 2012 (Trang 26)

M Ở ĐẦU

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiệntheo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại gồm 3 nghiệm thức. Ba nghiệm thức là:

1/ Khổ qua không ghép-đối chứng 2/ Khổ qua ghép gốc bầu địa phương 3/ Khổ qua ghép gốc mướp

Diện tích thí nghiệm 180 m2, diện tích mỗi lô 15 m2.

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ Hè Thu 2012”

3,125 m Lặp lại 2 Lặp lại 1 Lặp lại 3 Lặp lại 1 1 1 1 2 3 3 3 2 2 1 3 3 2 3 1 3 2 2 3 1 1 2 2 12,5 m 4,8 m 14,4 m

14

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

* Chuẩn bị cây con ghép:

- Gốc ghép

Hạt giống bầu địa phương được ngâm 2 giờ trong nước ấm (45ºC-50ºC) gói hạt trong khăn ẩm và đem ủ đèn 2 ngày đến khi hạt bầu nhú mầm thì gieo hạt vào ly đã chuẩn bị sẵn (gồm đất, tro trấuvà phân dơi). Khi cây bầu có hai lá mầm vừa nhú ra (5 ngày sau khi sau khi gieo hạt) thì chuẩn bị ngọn ghép.

Hạt mướp được ngâm bằngnước ấm 2 giờ, đem ủđến khi hạt nảy mầm gieo vào ly đã chuẩn bị trước (gồm đất, tro trấu và phân dơi). Khi cây được 3-4 lá (11 ngày sau khi gieo) chuẩn bị ngọn ghép.

- Ngọn ghép

Ngâm hạt khổ qua bằng nước ấm trong 2 giờ, đem ủ 2 ngày đến khi nảy mầm. Dùng cát sạch rãi lên rỗ nhựa một lớp dầy khoảng 3 cm (sao cho mặt cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm. Sau đó rãi đều hạtkhổ qua đã ngâm ủ lên bề mặt cát và dùng cát lắp lên hạt khổ qua một lớp khoảng 1 cm. Bắt đầu ghép khi cây khổ qua vừa rơi vỏ hạt (3 ngày sau khi vào rỗ).

* Kĩ thuật ghép:

- Ghép bầu địa phương:Bằng phương pháp ghép ghim (Trần Thị Ba, 2010) Dùng lưỡi lam cắt bỏ ngang mắt lóng đầu tiên của cây bầu địa phương. Lấy que ghim lược sừng ghim vào đỉnh mắt cây bầu địa phương, xéo gốc khoảng 30º xuyên qua đỉnh cây bầu địa phương, giữ que ghim tại đỉnh. Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân khổ qua một góc 30º-40º sát dưới lá mầm 1,5 cm. Rút que ghim trên đỉnh bầu, đặt ngay ngọn khổ qua lên gốc ghép sao cho mặt cắt áp sát vào đỉnh và hai tửdiệp của ngọn khổ qua vuông góc với hai lá mầm của gốc ghép (để khi ngọn khổ qua phát triển không bị ngăn cản bởi hai lá mầm của gốc ghép).

- Ghép mướp: Bằng phương pháp ghép nối ống cao su theo Trần Thị Ba, (2010)

Gốc ghép và ngọn ghép được cắt xéo khoảng 45º (vị trí cắt là ở trên hai lá mầm đối với gốc ghép), dùng ống ghép cao su chuyên dụng cố định mặt tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép (chú ý: Hai mặt cắt phỉa tiếp xúc với nhau mặt tiếp xúc càng lớn càng tốt).

15

* Chăm sóc sau ghép: Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 2- 3 ngày, dùng bình phun sươngphun nướcđể ngọn ghép không bị héo. Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ khoảng 20- 30 phút lúc 8h sáng và tăng dần 1đến2 tiếng trong ngày thứ 5, 6 đến ngày thứ 7 thì cho ra nắng hoàn toàn. Khi cây ghép có lá thật thì đem trồng (13-14 ngày sau khi ghép).

* Chuẩn bị cây con không ghép: Khổ qua sau khi ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, tiến hành ủ 2 ngày để nảy mầm thì đem gieo ra ly. Khi cây con ra lá thật (7 ngày sau khi gieo) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem ra đồng trồng.

* Làm đất: Lên liếp đơn với chiều cao 20 cm, rộng 0,8 m và lối đi 0,7 m, sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,2 m, phủ kín chân liếp. Bón phân lót và tưới thật ướt mặt liếp trước khi đậy màng phủ. Gieo cây con không ghép trong ly khoảng 7 ngày đem trồng, cây ghép trong ly 14 ngày sau khi ghép.

* Trồng cây: Cây con được trồng với khoảng cách 0,5 m và trồng lúc chiều mát. Tưới đẫm nước trước khi đem cây con ra trồng, đục lỗ sâu 7 cm và đường kính 10 cm. Đặt cây con trồng theo hàng và lấp đất lại (mật độ khoảng 1500 cây/ha). Cố định cây con bằng thanh tre dài 50 cm, buộc nhẹ bằng dây nilon.

* Chăm sóc:

- Tưới nước: Ở giai đoạn đầu, từ khi trồng cây con đến khi cây được 25 ngày sau khi trồng (NSKT), tưới 2-3 lần/ngày, tưới bằng thùng vòi. Giai đoạn cây ra hoa, kết trái tưới thật ẩm dưới màng phủ và tưới lại khi khô (khoảng 3 ngày/lần).

- Bón phân:Loại, lượng và thời kỳ bón phân được trình bày ở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho khổ qua

Đơnvị tính: kg/ha

Loại phân Lượng phân Bón lót

Bón thúc ngày sau khi trồng (rãi)

20 40 60 75

16-16-8-13S 900 300 100 200 150 150

Trung lượng 150 - - 67 83 -

Phân cá (Super fish) 10 - 5 5 - -

Risopla V 4 - 1 1 1 1

Tomato Plus (kg) 5 -

Chia thành nhiều lần phun lúc cây ra hoa, trái định kỳ 5 ngày/lần xen kẽ 2 loại

Còn lại 100-150 kg NPK 16-16-8 + Super fish chia làm nhiều lần tưới (5 ngày/lần) xen kẽ giữa các lần rãi

16

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên, theo dõi phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị thích hợp: treo bẫy vàng, phun thuốc, bao trái.

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi * Ghi nhận

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gốc ghép mướp và bầu địa phương đến sinh trưởng, năng suất khổ qua vụ hè thu 2012 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)