M Ở ĐẦU
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
- Ngày gieo, ngày trồng, ngày trổ hoa đầu tiên (50% số cây có hoa đầu tiên nở), ngày thu hoạch đầu tiên, số lần thu hoạchvà tình hình sâu bệnh hại chính.
- Quan sát sự ra rễ của ngọn khổ qua, nứt, chết gốc ghép. - Quan sát tình hình sinh trưởng của cây.
* Tỉ lệ sống sau ghép (%): Quan sát tình trạng của cây từ khi ghép đến khi trồng ra đồng.
* Chỉ tiêu sinh trưởng: Lấy cố định 14 cây/lô vào các giai đoạn 15, 30, 45 NSKT và kết thúc thu hoạch (KTTH)
- Chiều dài thân chính (cm): Dùng thước dây đo từ cổ lá tử diệp đến đỉnh sinh trưởng của thân chính.
- Số lá trên thân chính (lá): Đếm từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn cuối cùng (những lá có chiều dài phiến >= 2 cm trên thân chính).
- Đường kính gốc ghép (cm): Dùng thước kẹp đo ngang ở cổ rễ dưới lá tử diệp vào các giai đoạn 10, 30, 50, 70 NSKT và KTTH.
- Đường kính ngọn ghép (cm): Dùng thước kẹp đo ở trên chỗ tiếp xúc giữa gốc và ngọn ghépvào các giai đoạn 10, 30, 50, 70 NSKT và kết thúc thu hoạch.
- Tỉ sốđường kính gốcghép và ngọn ghép: Tính sốđường kính gốc/ngọn. - Tỉ lệ sống sau khi trồng (%): Tính số cây bị chết vào các giai đoạn 30, 40, 50 NSKT và KTTH.
- Kích thước trái(chiều dài và đường kính trái) (cm): Dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính lớn nhất của trái lúc thu hoạch rộ (31 NSKT), rồi lấy giá trị trung bình.
* Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất
- Trọng lượng trung bình trái (g): Cân trọng lượng trái của 10 cây mẫu ở mỗi lô rồi tính giá trị trung bình.
17
- Số trái trên cây (trái/cây): Đếm toàn bộ trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm)ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỉ lệ (%) trái thương phẩm trên tổng số trái trên cây. Trái thương phẩm là trái suôn, không bị dị tật, sâu, bệnh.
- Trọng lượng trái/cây (kg/cây): Cân toàn bộ trái trên cây (thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỉ lệ (%) trọng lượng trái thương phẩm trên tổng trọng lượng trái trên cây.
- Trọng lượng toàn cây (kg/cây): Cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá, trái) trên từng lô khi kết thúc thu hoạch, quy ra tỉ lệ (%) trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây.
- Năng suất tổng(tấn/ha): Tổng trọng lượng trái thu được ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra năng suất trên 1 hecta.
- Năng suất thương phẩm (tấn/ha): Tổng trọng lượng trái thương phẩm ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra năng suất trên 1 hecta.
* Độ cứng và độ Brix trái (3 trái/lô)
- Độ cứng trái (kgf/cm2): Được xác định bằng máy đo độ cứng SATO (FRUIT PRESSURE TEASTER, FT327). Đo ở vị trí đầu trái, giữa trái và cuối trái, sau đó tính trung bình để có trị số chung của trái.
- Độ Brix trái (%): Được xác định bằng Brix kế, nghiền phần ăn được của trái để lấy dịch nhỏ lên Brix kế sau đó đọc kết quả hiện trên máy đo.
2.2.4 Xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng Microsoft Excel và dùng chương trình SPSS 16.0 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.
18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
Thí nghiệmđược thực hiệntừ tháng 5-8/2012. Cây khổ qua sinh trưởng khá tốt, trổ hoa đạt 50% giai đoạn 19 NSKT, thu hoạch lần đầu 24 NSKT ở nghiệm thức khổ qua không ghép và khổ qua ghép gốc mướp và khổ qua ghép gốc bầu địa phương 30 NSKT. Kết thúc thu hoạch (KTTH) lúc 79 NSKT và thu hoạch khổ qua 24 lần (trung bình 3 ngày/lần).
Thời tiết tương đối thuận lợi trong suốt thời gian thí nghiệm. Trong thời gian canh tác có xuất hiện bệnh đốm lá và bệnh sương mai nhưng chỉ với tỉ lệ thấp nên không gây thiệt hại đáng kể. Sâu gây hại chủ yếu là ruồi đục trái, phòng trị bằng biện pháp bao trái bằng túi nilon. Nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương có hiện tượng rễ của ngọn khổ qua đâm xuống đất làm cho gốc ghép chết, cây sinh trưởng chậm, năng suất thấp và chết dần ở giai đoạn 30 NSKT.
Hình 3.1 Sinh trưởng khổ qua ghép gốc và không ghép 12 NSKT, (a) Khổ qua không ghép,
(b) Khổ qua ghép gốc bầu địa phương, (c) Khổ qua ghép gốc mướp
Hình 3.2 Hiện tượng rễ ngọn khổ qua đâm xuống đất làm gốc ghép bầu địa phương chết
19
3.2 Tỉ lệ sống sau khi ghép
Tỉ lệ sống sau ghép (4-10 NSKGh) của khổ qua rất cao đạt 100% (ghép bầu địa phương) và ghép mướp 98% (Bảng 3.1). Kết quả cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013), tỉ lệ sống sau ghép của khổ qua ghép gốc bí đỏ và bình bát dây trên 70%. Bên cạnh khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng tương thích ngọn ghép thì tỉ lệ sống sau ghép cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn gốc ghép sau này.
Bảng 3.1 Tỉ lệ sống (%) của khổ quaở giai đoạn 10 ngày sau khi ghép
Nghiệm thức Tỉ lệ sống sau khi ghép (%)
Ghép bầu địa phương 100
Ghép mướp 98
3.3 Đặc điểmsinh trưởng
3.3.1 Chiều dài thân chính
Chiều dài thân chính của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.2). Nhìn chung, chiều dài thân chính ở nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép gốc mướp luôn cao hơn nghiệm thức ghép bầu địa phương. Giai đoạn 15 NSKT, chiều dài thân chính khổ qua không ghép-đối chứng (107,63 cm), khổ qua ghép gốc mướp (104,70 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (48,05 cm). Ở giai đoạn 30 NSKT chiều dài than chính nghiệm thức không ghép-đối chứng (202.70 cm), ghép gốc mướp (281,20 cm) tương đương nhau và dài hơn nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (148,85 cm). Chiều dài thân chính giai đoạn 45 NSKT của khổ qua không ghép-đối chứng (361,70 cm), khổ qua ghép gốc mướp (370,02 cm) tương đương nhau và dài hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (297,45 cm). Tương tự ở giai đoạn 79 NSKT (KTTH) chiều dài thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (295,92 cm) vẫn thấp hơn nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và ghép mướp (444,48-445,23 cm, tương ứng). Chiều dài thân chính có liên quan đến khả năng sinh trưởng của cây và phụ thuộc vào gốc ghép. Nghiên cứu của Trương Thái Chơn (2013), cũng cho rằng chiều dài thân chính của khổ qua bị ảnh hưởng bởi gốc ghép. Như vậy, bên cạnh đặc tính của từng giống, yếu tố kỹ thuật canh tác, điều kiện đất đai và khí hậu thì gốc ghép cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của cây trồng.
20
Bảng 3.2 Chiều dài thân chính (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn
khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
15 30 45 79 (KTTH)
Không ghép 107,36 a 202,70 a 361,70 a 444,48 a
Ghép bầu địa phương 48,05 b 148,85 b 297,45 b 295,92 b
Ghép mướp 104,70 a 281,20 a 370,02 a 445,23 a
Mức ý nghĩa ** ** ** *
CV. (%) 6,8 4,14 2,83 4,75
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *:
Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính khổ qua của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, trừ giai đoạn 45-79 NSKT (Phụ bảng 1.1). Ở giai đoạn đầu 15-30 NSKT tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở hai nghiệm thức khổ khổ qua không ghép-đối chứng và khổ qua ghép gốc mướp dao động từ 12,36-11,75 cm/ngày cao hơn khổ qua ghép gốc bầu địa phương (6,39 cm/ngày). Bước sang giai đoạn 30-45 NSKT thì chiều dài cây bắt đầu tăng trưởng chậm lại và gần như không tăng trưởng thêm nữa vào giai đoạn 45-79 NSKT (thời kỳ thu hoạch rộ). Sở dĩ giai đoạn đầu (15-30 NSKT) tốc độ tăng trưởng thân chính nhanh nhất là do cây đang thời kỳ sinh trưởng mạnh hoàn thiện cơ thể chuẩn bị cho sinh sản (ra hoa, kết trái). Đến giai đoạn 30-45 NSKT (thời kỳ thu hoạch rộ) cây sinh trưởng có phần chậm lại vì đây là thời kỳ cây ra hoa, kết trái rất mạnh, có sự cạnh tranh giữa sinh trưởng và sinh sản (cây chủ yếu tập chung chất dinh dưỡng để nuôi trái nên cây không tăng trưởng mạnh). Tương tự, cho đến giai đoạn 45-79 NSKT thì cây đã đạt chiều cao tối đa nên hầu như cây không tăng trưởng thêm nữa về chiều dài.
3.3.2 Số lá trên thân chính
Tương tự chiều dài thân chính, số lá trên thân chính khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Số lá trên thân chính của nghiệm thức không ghép-đối chứng (14,58 lá/cây) và ghép gốc mướp (15,18 lá/cây) luôn cao hơn nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (7,34 lá/cây) (15 NSKT). Giai đoạn 30 NSKT, số lá trên thân chính của nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng (32,98 lá/cây), và khổ qua ghép gốc mướp (34,75 lá/cây) tương đương nhau và cao hơn nghiệm thức khổ qua ghép gốc bầu địa phương (20,87 lá/cây). Số lá trên thân chính ở giai đoạn 45 NSKT của khổ qua không ghép-đối chứng (43,25 lá/cây), khổ qua ghép gốc mướp (48,50 lá/cây) tương đương nhau và cao hơn khổ qua ghep gốc bầu đia phương (31,01 lá/cây). Giai đoạn 79 NSKT, số lá trên thân chính của nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (37,94 lá) vẫn thấp hơn hai nghiệm thức không ghép-đối chứng (54,93 lá/cây) và ghép gốc mướp (61,21).
21
Điều này có thể ảnh hưởng đếnnăng suất khổ qua. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cũng đã nhận định, số lá trên thân chính nhiều hay ít, rất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quang hợp và tạo vật chất nuôi trái.
Bảng 3.3 Số lá trên thân chính (lá) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai
đoạn khảo sát
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
15 30 45 79 (KTTH)
Không ghép 14,58 a 32,98 a 43,25 a 54,93 a
Ghép bầu địa phương 7,34 b 20,87 b 31,01 b 37,94 b
Ghép mướp 15,18 a 34,75 a 48,50 a 61,21 a Mức ý nghĩa ** ** * *
CV. (%) 2,86 8,9 11,57 9,17
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; *:
Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
3.3.3 Đường kính gốc, ngọn ghép
* Đường kính gốc ghép
Đường kính gốc ghép của khổ qua ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Qua các giai đoạn sinh trưởng thì nghiệm thức không ghép-đối chứng có đường kính gốc cao nhất (dao động 0,38-1,81 cm), thấp nhất là nghiệm thức ghép gốc mướp (0,41-1,28 cm). Giai đoạn 70 NSKT (KTTH), nghiệm thức không ghép-đối chứng có đường kính gốc cao nhất (1,81 cm) và thấp nhất là nghiệm thức ghép mướp (1,28 cm). Sự tăng trưởng đường kính gốc ảnh hưởng bởi gốc ghép, so với cây khổ qua không ghép thì cây khổ qua ghép gốc tăng trưởng chậm hơn.
Theo nhận định của Trần Khắc Thi (1999), thì cây hấp thụ chủ yếu qua rễ, cây có đường kính gốc lớn thì có thể hút nước và chất dinh dưỡng tốt hơn để nuôi các cơ quan bên trên, góp phần tăng năng suất, đặc biệt đối với cây họ bầu bí là loại cây có nhu cầu nước rất lớn cho sự phát triển trái. Tương tự,Trần Quang Vũ (2010) cũng cho rằng, trên khổ qua thì cây có đường kính gốc lớn hơn thì sinh trưởng tốt, thân lá phát triển nhiều.
22
Bảng 3.4 Đường kính gốc ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai đoạn
khảo sát
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; **:
Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
* Đường kính ngọn ghép
Đường kính ngọn ghép của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn đầu từ 10-30 NSKT (Bảng 3.5), nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương (từ 0,35-0,93 cm) thấp hơn nghiệm thức ghép gốc mướp dao động từ 0,43-1,41 cm. Bước sang giai đoạn từ 50 NSKT trở về sau cho tới thời kỳ kết thúc thu hoạch thì cả hai nghiệm thức đều có đường kính ngọn khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 1,5-2,17 (cm) (Bảng 3.5). Sự khác biệt đường kính ngọn ghép ở giai đoạn đầu (10-30 NSKT) có thể là do gốc ghép sinh trưởng chưa thật sự ổn định, vết ghép còn mới chưa hoàn toàn tiếp hợp được ngọn và gốc ghép, sự trao đổi chất dinh dưỡng từ gốc lên ngọn chưa tốt. Chính vì thế trong khi ghép ta cần chú ý làm cho ngọn ghép và gốc ghép áp sát vào nhau trong một thời gian nhất định cho gốc ghép và ngọn ghép thành một cơ thể sống cộng sinh. Đường kính ngọn ghép khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê (giai đoạn 50-70 NSKT), có thể gốc ghép không ảnh hưởng đến đường kính ngọn ghép. Quan điểm trên cũng được Phạm Văn Côn (2007) nhận định gốc ghép không làm thay đổi đặc tính di truyền của ngọn ghép.
Bảng 3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai
đoạn khảo sát
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns:
Khác biệt không ý nghĩa; **: Khác biệt ở múc ý nghĩa 1%; -: Không lấy chỉ tiêu
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
10 30 50 70
Không ghép 0,38 b 1,09 a 1,61 a 1,81 a
Ghép bầu địa phương 0,63 a 0,79 a 1,00 b 1,41 b
Ghép mướp 0,41 b 0,67 b 1,08 b 1,28 b
Mức ý nghĩa ** ** ** **
CV.(%) 0,00 16,18 11,20 7,66
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
10 30 50 70
Không ghép - - - -
Ghép bầu địa phương 0,35 b 0,93 b 1,50 2,17
Ghép mướp 0,43 a 1,41 a 1,70 1,81 Mức ý nghĩa ** ** ns ns
23
* Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép
Tương tự như đường kính ngọn ghép, ở giai đoạn từ 10 NSKT, tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.6). Tỉ số tiếp hợp của ghép bầu địa phương (0,62-1,83), T>1 có hiện tượng gốc ghép lớn hơn ngọn nhưng chưa đủ để xảy ra hiện tượng chân voi. Nhìn chung, tỉ số tiếp hợp của ghép gốc mướp (0,62-0,97) khá ổn định hơn và không có sự biến đổi lớn, cây không có sự khác biệt lớn giữa đường kính gốc và ngọn. Điều này phù hợp với mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép theo Phạm Văn Côn (2007) là chỉ số T càng gần 1 thì thế sinh trưởng của gốc ghép và ngọn ghép càng tương đương nhau và phát triển bình thường.
Bảng 3.6 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các thời điểm khảo sát
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns:
Khác biệt không ý nghĩa ,*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; -: Không lấy chỉ tiêu
Sự tương thích của hai loại gốc ghép bầu địa phương và mướp được thể hiện. Ở nghiệm thức khổ qua ghép bầu địa phương có hiện tượng ngọn khổ qua đâm rễ xuống, làm nứt gốc và gốc ghép bị chết, cây sống bằng rễ ngọn. Ở giai đoạn 30 NSKT thì khổ qua ghép bầu địa phương chết chỉ còn 28,79% và đến kết thúc thu hoạch thì chỉ còn được 1,79% trong tổng số cây trồng ra đồng.
3.3.4 Tỉ lệ sốngsau khi trồng
Tỉ lệ sống của khổ qua sau khi trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.7). Nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương luôn có tỉ lệ sống thấp nhất và giảm dần từ 53,57 xuống còn 7,14. Còn ở hai nghiệm thức khổ qua không ghép-đối chứng và ghép gốc mướp có tỉ lệ sống rất cao đạt 100% cho tới kết thúc vụ. Điều này chứng tỏ sự tương thích giữa gốc và ngọn ghép tốt thì cây sinh trưởng càng mạnh, cành lá khỏe, tuổi thọ sống lâu. Tỉ lệ sống sau trồng là một trong những tiêu chí quan trọng trong chọn làm gốc ghép cho cây đưa vào sản xuất thực tế.
Nghiệm thức Ngày sau khi trồng
10 30 50 70
Không ghép - - - -
Ghép bầu địa phương 1,83 a 0,85 0,92 0,62
Ghép mướp 0,97 b 0,71 0,64 0,62
Mức ý nghĩa * ns ns ns
24
Bảng 3.7 Tỉ lệ sống sau khi trồng (%) của khổ qua ghép gốc và không ghép ở các giai