IV.4 Thiết kế trắc ngang
IV.4.2. Thiết kế mặt cắt ngang theo đường mặt bằng
Công ty cổ phần công nghệ Bạn Việt & Trung tâm Bộ môn Đường bộ Trang 73 nhiên trong một số trường hợp đặc biệt (thiết kế đường nâng cấp cải tạo đường cũ, bố trí chỗ dừng xe, tránh xe, nút giao …) khi các đường bình đồ buộc phải cố định trước thì lại phải làm theo cách ngược lại là định vị các đường bình đồ trước, sau đó dựa vào trắc dọc thiết kế và các đường bình đồ để xây dựng trắc ngang thiết kế.
Khi thiết kế theo đường bình đồ tuyến, các đường trắc ngang thiết kế sẽ lấy bề rộng theo khoảng cách từ các đường bình đô tuyến tới tim trắc ngang thiết kế, chiều cao, độ dốc, ... sẽ lấy theo thông số khai báo trên hộp thoại thiết kế trắc ngang.
Các đường bình đồ có thể định nghĩa một số đường, không nhất thiết phải định nghĩa hết các đường. Các cọc không được định nghĩa vẫn lấy bề rộng trên hộp thoại thiết kế trắc ngang như bình thường.
Để thực hiện trên ADS Civil Road:
Menu: ADS_Road \ Định nghĩa các đường bình đồ tuyến Cmd: DMB
Panel chính chương trình hiện hộp thoại định nghĩa đường bình đồ tuyến: Thực hiện theo trình tự định nghĩa:
Công ty cổ phần công nghệ Bạn Việt & Trung tâm Bộ môn Đường bộ Trang 74 Vẽ đường bình đồ bằng các pline. Kích đúp chuột vào ô cần định nghĩa trên bình đô.
Chọn các đường bình đồ cần vẽ. Sau khi chọn nhấn Enter.
Trên bảng danh sách đường
bình đồ tuyến sẽ cập nhật các đường cần định nghĩa.
Sau khi định nghĩa các đường bình đồ tuyến, khi thiết kế trắc ngang cần
bật lựa chọn thiết kế theo
đường mặt bằng để cập nhật được bề rộng theo đường bình đồ.
CHÚ Ý Ngoài đường mặt bằng trên giao diện của lệnh DMB còn cho phép định nghĩa đường cống dọc, đường bạt tầm nhìn, GPMB …
Công ty cổ phần công nghệ Bạn Việt & Trung tâm Bộ môn Đường bộ Trang 75 IV.4.3. Thiết kế trắc ngang đảm bảo tầm nhìn trên tuyến