Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của việc tăng tuổi hưu đến cơ hội tham gia thị trường lao động của nhóm lao động trẻ (Trang 55)

Những phân tích trên cho thấy tác động người cao tuổi ở lại thị trường lao động đối với vấn đề việc làm, thất nghiệp nhóm lao động trẻ, đặc biệt trong bối cảnh cơ cấu dân số Việt Nam già hoá trong 20 năm tới, sức ép vỡ quỹ bảo hiểm hưu trí trong tương lai. Vì vậy, cần có những chính sách, chiến lược để chuẩn bị một cách chu đáo thích nghi với tình hình này.

- Chính sách an sinh xã hội:

(1) Thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu cần thực hiện theo lộ trình trong khoảng thời gian để ít gây xáo trộn đối với các vấn đề kinh tế xã hội khác. Căn cứ vào kết quả thu được, cùng với sự thay đổi về cơ cấu nhân khẩu học, những yêu cầu cải cách chính sách BHXH, Việt Nam cần thực hiện chính sách tăng tuổi nghỉ hưu với lộ trình như được đề xuất trong dự thảo luật BHXH: (i) đối với nam giới, cứ mỗi năm tăng 3 tháng tuổi cho đến khi đạt 62

tuổi và năm 2028 và (ii) đối với nữ giới, cứ mỗi năm tăng 6 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi vào năm 2030. Như vậy tuổi nghỉ hưu của nam sẽ khoảng 4 năm tăng 1 tuổi và đối với nữ là 2 năm tăng 1 tuổi.

- Chính sách lao động và việc làm:

(1) Tạo cơ hội người cao tuổi có học vấn và chuyên môn cao, kinh nghiệm cùng tham gia đào tạo thế hệ lao động trẻ sẽ tạo được hiệu ứng tích cực. Đặc biệt là những ngành thực hành nhiều, người cao tuổi đã đúc kết kinh nghiệm trong cả quá trình làm việc của họ. Điều này vừa tạo điều kiện việc làm cho người già vừa đào tạo, phát triển nhóm đối tượng lao động trẻ, đây là hình thức tiết kiệm mà rất hiệu quả. Ngoài đối tượng người già có học vấn, nhóm lao động già có mong muốn và có khả năng lao động cũng cần có chính sách tạo điều kiện giải quyết việc làm.

(2) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giữ lại và tạo môi trường làm việc phù hợp với năng lực, sức khỏe của người lao động đã đến tuổi về hưu, có các chính sách hưu phù hợp để tạo động lực cho người cao tuổi tiếp tục ở lại làm việc.

(3) Mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề để tận dụng tối đa nguồn nhân lực khi tình trạng lực lượng lao động đang có xu hướng giảm xuống trong tương lai. Thực hiện di cư, di chuyển nguồn lao động và phân bố nguồn lao động phù hợp với từng vùng, từng khu vực.

- Chính sách giải quyết thất nghiệp: Vấn đề giải quyết thất nghiệp nên đặt trọng tâm sang điều chỉnh các chính sách vĩ mô, các chính sách giải quyết việc làm, không phải chính sách hưu.

(1) Cải thiện khả năng tự điều chỉnh của thị trường lao động, cung cấp các chương trình, công cụ trung gian để cung cầu trên thị trường gặp gỡ và dễ ăn khớp với nhau.

(2) Bên cạnh đó, cần chú trọng cải cách giáo dục – đào tạo: Thứ nhất,

thị trường để đáp ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Thứ hai, đầu tư cho giáo dục cần tập trung ở phương diện cải thiện môi trường học tập – nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo, tính xã hội trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Từ đó đẩy mạnh giáo dục kĩ năng, kiến thức, trình độ trong hệ thống giáo dục các cấp.

- Ngoài ra, dưới sức ép già hoá dân số trong tương lai, để đội ngũ lao động người cao tuổi có thể tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cần cải cách chính sách y tế hiệu quả. Tăng cường hoạt động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, nâng cao nhận thức, ý thức sức khoẻ mọi lứa tuổi, xây dựng hệ thống bệnh viện, tổ chức lão khoa trên phạm vi cả nước để có tuổi già “khoẻ mạnh”. Và, tăng cường các công tác giáo dục, truyền thông và tương tác với các đối tác xã hội về các vấn đề tuổi hưu, bình đẳng giới… nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và niềm tin của người lao động.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tăng tuổi hưu đến cơ hội tham gia thị trường lao động của nhóm lao động trẻ (Trang 55)