Tổng quan thị trường lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc tăng tuổi hưu đến cơ hội tham gia thị trường lao động của nhóm lao động trẻ (Trang 28)

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa năm 2014, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%. Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã bước vào thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ thanh-thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10 - 24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Đây có thể được xem là lợi thế lớn của nước ta trong xây dựng, phát triển văn hóa- xã hội. Dù có ưu thế về việc có đông người trong độ tuổi lao động, nhưng nước ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như dân di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, mất cân bằng giới tính cũng như nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo gánh nặng lên hệ thống giáo dục, y tế và các chương trình an sinh xã hội của nhà nước, là thách thức lớn đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, vấn đề tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

Tính đến thời điểm 31/12/2014, cả nước có 70,06 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 54,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động.3

Mặc dù tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta, nhưng cho đến nay vẫn còn gần 70% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông

3

thôn. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 78%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,7%) cao hơn khu vực thành thị (70,5%). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 73,6% và thấp hơn 9 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam. Lực lượng lao động của cả nước bao gồm 53,4 triệu người có việc làm và 1 triệu người thất nghiệp. Quý 4 năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,5%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị thấp hơn nông thôn 12,2 điểm phần trăm.

Đến thời điểm 31/12/2014, cả nước có 1,2 triệu người thiếu việc làm. Có tới 84,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp (1,81%), đến thời điểm 31/12/2014, cả nước có 986,3 nghìn người thất nghiệp. Trong quý 4 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên 15 - 24 tuổi là 6,17%. Số người thất nghiệp từ 15 - 24 tuổi chiếm 45,5% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị (40,7%) thấp hơn khu vực nông thôn (50%). Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15 - 24 tuổi chỉ chiếm 18,7% trong tổng số người thiếu việc làm.

Bảng 1 Cơ cấu LLLĐ từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi từ 2009 – Q4/2014 (%) Nhóm tuổi 2009 2010 2011 2012 2013 Q1/2014 Q2/2014 Q3/2014 Q4/2014 15-19 7.2 6.8 6 5.2 5.2 4.7 4.6 4.9 4.4 20-24 11.5 11.5 10.5 9.9 9.7 9.4 9.4 9.3 9.0 25-29 13.4 13.6 12.9 12.3 11.8 11.9 11.7 11.6 11.4 30-34 12.9 12.8 12.4 12.1 12.1 12.2 12.2 12.2 12.3 35-39 12.5 12.5 12.6 12.6 12.2 12.1 12.2 12.0 12.0 40-44 11.4 11.6 11.9 12.3 12.2 12.3 12.3 12.2 12.2 45-49 11.3 10.9 11.5 12.0 11.6 11.7 11.3 11.2 11.6 50-54 8.5 8.8 9.4 9.8 10.2 10.1 10.5 10.6 10.7 55-59 5.4 5.4 6.1 6.7 7.2 7.6 7.4 7.6 8.0 60-64 2.7 2.8 3.3 3.6 4.0 4.0 4.2 4.4 4.6 65+ 3.4 3.3 3.5 3.7 3.9 4.0 4.0 4.0 4.0 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2012, 2013, Quý 4/2014- Tổng cục Thống kê

Lao động tập trung chủ yếu ở độ tuổi 25 - 39. Trong giai đoạn từ 2009 - 2014, lao động từ 50 tuổi trở lên có xu hướng tăng, đồng thời nhóm tuổi 15 - 29 có xu hướng giảm.

Bảng 2 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ CMKT từ 2010-2013 (%)

2010 2011 2012 2013

Trình độ CMKT cao nhất đạt được 100 100 100 100

Không có trình độ CMKT 85.4 84.6 83.4 82.1

Dạy nghề 3.8 4.0 4.7 5.3

Trung học chuyên nghiệp 3.4 3.7 3.6 3.7

Cao đẳng 1.7 1.7 1.9 2.0

Đại học trở lên 5.7 6.1 6.4 6.9

Nguồn: Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2013- TCTK

Chất lượng lao động ở nước ta còn thấp, số lượng lao động không có trình độ CMKT chiếm đa số, tuy có giảm theo các năm nhưng tỷ trọng vẫn còn rất cao, chiếm 82,1% năm 2013. Điều này cho thấy vấn đề đào tạo dạy nghề ở nước ta còn kém phát triển. Tính đến quý 4/2014, nước ta 44249,6 nghìn người không có trình độ CMKT, chiếm 81,3% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta.

Bảng 3 Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế, thời kỳ 2000-2013(%)

Năm Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

2000 62.2 13.0 24.8 2001 60.3 14.5 25.1 2002 58.6 15.4 26.0 2003 57.2 16.8 26.0 2004 56.1 17.4 26.5 2005 55.1 17.6 27.3 2006 54.3 18.2 27.6 2007 52.9 18.9 28.1 2008 52.3 19.3 28.4 2009 51.5 20.0 28.4 2010 49.5 21.0 29.5 2011 48.4 21.3 30.3 2012 47.4 21.2 31.4 2013 46.8 21.2 32.0

Nguồn: Niên giám thống kê 2013; Điều tra lao động việc làm 2013.

Việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành là kết quả của tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước. Chuyển dịch theo hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ bảng trên ta thấy, từ 2000 - 2013, 14 năm phát triển, số lao động làm việc trong Nông -

lâm - thủy sản đã giảm từ 62,2% (2000) xuống 46,8% (2013). Số lao động làm việc trong ngành Công nghiệp- Xây dựng tăng từ 13% đến 21,2% và số lao động làm việc trong khu vực Dịch vụ 24,8% đến 32%. Tuy cơ cấu lao động nước ta chuyển dịch đúng hướng, nhưng quá trình chuyển dịch diễn ra còn chậm chạp, mất đến 14 năm nhưng cơ cấu lao động làm việc trong khu vực Nông nghiệp vẫn chiếm gần 50% lực lượng lao động. Đồng thời, số lượng lao động làm việc ở khu vực Công nghiệp - Xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.

Bảng 4 Cơ cấu lao động chia theo các loại hình kinh tế, 2009-2013 (%)

Loại hình kinh tế 2009 2011 2013 Tổng số 100 100 100 Cá nhân/Hộ SXKD cá thể 78.6 77.8 77.8 Tập thể 0.5 0.3 0.2 Tư nhân 8.0 8.1 8.4 Nhà nước 10.0 10.4 10.2

Vốn đầu tư nước ngoài 2.9 3.4 3.4

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2013- TCTK

Loại hình kinh tế cá thể/ hộ SXKD cá thể chiếm tới 77,8% hay 40,6 triệu người. Kinh tế tập thể chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Loại hình kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài tăng dân theo các năm, tuy nhiên mức tăng còn rất chậm (tương ứng 8,4% và 3,4%) và chiếm tỷ trọng nhỏ. Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tính đến quý 4/2014 mới đạt 4% trong tổng lực lượng lao động.

Bảng 5 Tỷ trọng lao động thiếu việc làm và tỷ trọng lao động thất nghiệp chia theo nhóm tuổi, quý 4/2014 (%)

Nhóm tuổi

Tỷ trọng thiếu việc làm Tỷ trọng thất nghiệp

Chung Nam Nữ %Nữ Chung Nam Nữ %Nữ

Tổng số 100 100 100 47.2 100 100 100 48.6

15-24 18.7 21.4 15.7 39.7 45.5 38.6 52.7 56.3

25-54 69.5 67.0 72.3 49.1 45.6 45.1 46.0 49.1

55-59 6.4 6.0 6.8 50.2 8.2 15.3 0.8 4.8

60+ 5.4 5.6 5.2 45.2 0.7 1.0 0.5 31.8

Nguồn: Báo cáo Điều tra lao động việc làm Quý 4/2014- TCTK

Thất nghiệp ở lao động trẻ là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là nhóm lao động dễ bị tác động nhất bởi biến động của chu kỳ kinh doanh. Nhóm tuổi từ 25 - 54 chiếm tỷ trọng thiếu việc làm và thất nghiệp cao nhất cả nước. Tính đến quý 4/2014, có đến 45,5% lao động từ 15-24 tuổi thất nghiệp. Xét theo giới tính, số lao động nữ trẻ có xu hướng thất nghiệp nhiều hơn nam. Tuy nhiên, tỷ trọng thiếu việc làm của nữ nhóm tuổi này lại ít hơn nam. Và điều này là ngược lại đối với các nhóm tuổi khác. Nhìn chung từ năm 2013 đến quý 4/2014, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có giảm nhẹ, từ 47% (năm 2013) xuống 45,5% (quý 4/2014) nhưng các nhóm tuổi khác lại có xu hướng tăng lên, và thất nghiệp nữ vẫn chiếm đa số. ở nước ta, tuổi nghỉ hưu cho nữ là 55, do vậy nhóm tuổi từ 55 trở lên phần lớn đều không có nữ tham gia tiếp tục làm việc.

Bảng 6 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, 2009-2014 (%)

Năm Toàn quốc Thành thị Nông thôn

2010 2.88 4.29 2.30 2011 2.22 3.60 1.60 2012 1.96 3.21 1.39 2013 2.18 3.59 1.54 Q1/2014 2.21 3.72 1.53 Q2/2014 1.84 3.26 1.20 Q3/2014 2.17 3.27 1.67 Q4/2014 2.05 3.21 1.52

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm Quý 4/2014

Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta biến động không mạnh, gần như không đổi khi cùng so sánh theo kỳ, nguyên nhân một phần là do tuy kinh tế biến động mạnh, phức tạp, mức sống người dân chưa cao nên người lao động sẵn sàng làm mọi loại công việc đáp ứng cho nhu cầu cơ bản của họ thay vì chịu thất nghiệp dài hạn để có được công việc tốt hơn. Tính riêng cho thanh niên (15-24), ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên (10.4% so với 1,96%), nhưng cũng đã giảm nhẹ so với quý 4/2013 là 0,74%4

.

Qua một vài số liệu xem xét về tình hình thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây, về tình trạng làm việc, thất nghiệp của các nhóm tuổi theo các ngành kinh tế, theo giới tính, loại hình kinh tế, ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn để đi xem xét tác động sự chuyển dịch lao động, kết hợp với các chính sách nghỉ hưu của chính phủ, liệu có một mối quan hệ nhân quả nào giữa tỷ lệ có việc làm của lao động trẻ với tỷ lệ việc làm của người già trong trường hợp nâng tuổi hưu hay không.

4

Đầu tư

CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

1. Phương pháp nghiên cứu

Bằng các kết quả thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tăng tuổi hưu của Guber (2010), Oshio và cộng sự (2008), Salem (2008)… cùng với thực tế Việt Nam. Nhóm tác giả nhận thấy tác động nâng tuổi hưu qua một số kênh chính như sau:

- Đối với tăng trưởng trong doanh nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Nâng tuổi hưu có thể làm thay đổi cơ cấu lao động, do đó tác động đến giá trị đầu ra của doanh nghiệp, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế.

- Đối với tổng cầu lao động, nâng tuổi hưu làm tăng số lao động già, nếu lực lượng lao động giữ nguyên sẽ có hiện tượng phân phối lại lao động, thất nghiệp ở lao động trẻ có thể tăng, hoặc nếu giữa hai nhóm lao động tác động tích cực lên nhau thì số lượng lao động có việc làm tăng lên. Xem xét mức độ ảnh hưởng nào, chúng tôi đều nhận thấy chúng luôn tác động đến tổng cầu trong thị trường lao động.

Hình 1 Sơ đồ về tác động của tăng tuổi hưu trong doanh nghiệp

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO

TUỔI

Tăng trưởng Công nghệ

Tiền lương

Kéo dài tuổi lao động

Lao động trẻ

Mặt khác, nhóm tác giả xuất phát từ hàm sản xuất Cobb – Douglas đơn giản để đưa ra mô hình kiểm chứng tác động các yếu tố này đến lao động và cơ cấu lao động.

𝑌 = 𝐴. 𝐾𝛼𝐿𝛽 (1)

Trong đó: Y là giá trị sản xuất, K là vốn tư bản và L là số lượng lao động trong một doanh nghiệp.

Khi rút biến lao động từ hàm sản xuất, biến đổi đơn giản ta được:

ln(𝐿) = −ln(𝐴)

𝛽 −𝛼

𝛽ln(𝐾) + 1

𝛽ln (𝑌) (2)

Từ phương trình rút trên, chúng tôi nhận thấy rằng lao động phụ thuộc chủ yếu vào giá trị sản xuất Y, vốn–tư bản, và một vài yếu tố khác (X). Hay nói cách khác, hàm cầu lao động lúc này là:

𝐿 = 𝑓(𝑌, 𝐾, 𝑋) (3)

Đồng thời, chúng tôi dựa theo dạng mô hình thực nghiệm của Guber (2010) kết hợp với hàm cầu lao động để đánh giá tác động của việc tăng số lượng lao động già đến số lượng lao động trẻ làm việc trong doanh nghiệp, từ đó chỉ ra mối quan hệ nếu có giữa việc tăng tuổi hưu với cơ hội việc làm trong thị trường lao động của lớp trẻ.

Mô hình đó như sau:

ln (𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔,𝑖) = 𝛼1𝑖 + 𝛼2𝑖. ln(𝐿𝑜𝑙𝑑,𝑖) + 𝛼3𝑖. ln(𝑊𝑎𝑔𝑒𝑖) +

𝛼4𝑖. ln(𝑉𝐴𝑖) + 𝛼5𝑖. ln (𝑇𝐹𝑃𝑖) + 𝛼6. 𝐿ℎ𝑑𝑛𝑖 + 𝛼7. (𝐾

𝐿)𝑖 + 𝜀𝑖

(4) Trong đó: 𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔: số lượng lao động trẻ làm việc trong doanh nghiệp,

𝐿𝑜𝑙𝑑: số lao động già, wage: lương bình quân trên một lao động, VA: giá trị gia tăng của doanh nghiệp, TFP là năng suất nhân tố tổng hợp, Lhdn: loại hình doanh nghiệp và K/L: tỷ suất vốn trên lao động.

Do hạn chế về số liệu, khi tiếp cận theo cấp độ doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tiến hành theo phương pháp hồi quy với sai số chuẩn Robust, sử dụng ước lượng Sanwich Huber – White để ước lượng số lượng lao động trẻ với số lượng lao động già, cùng một số biến khác mà theo phân tích phần sau là có ảnh hưởng và cần thiết trong hàm cầu lao động để tránh những vấn đề nhỏ về tính phân phối chuẩn, phương sai sai số thay đổi, hay một vài quan sát có giá trị phần dư…

Ngoài ra, chúng tôi thực hiện hồi quy sai số chuẩn Robust theo cấp độ ngành doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh bằng mô hình đánh giá tăng trưởng dựa trên cơ sở hàm Cobb- Douglas để đánh giá sự tác động đóng góp của hai nhóm lao động già trẻ, hành vi tuyển dụng của doanh nghiệp khi nâng tuổi hưu theo mô hình sau:

𝐿𝑛(𝑉𝐴𝑖) = 𝛽1𝑖 + 𝛽2𝑖ln(𝐾𝑖) + 𝛽3𝑖ln(𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔,𝑖) + 𝛽4𝑖ln (𝐿𝑜𝑙𝑑,𝑖) + 𝑣I

(5) Trong đó, VA: giá trị gia tăng của doanh nghiệp, K: vốn tư bản của doanh nghiệp, 𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔: số lao động trẻ, 𝐿𝑜𝑙𝑑: số lao động người cao tuổi.

Từ các mô hình này, nghiên cứu có thể đưa ra các kết quả về sự lấn át, chuyển dịch giữa hai nhóm lao động chính mà nghiên cứu hướng tới, để đi đến phân tích các hành vi người lao động khi tham gia thị trường lao động, cũng như các chính sách của các nhà tuyển dụng lao động khi nâng tuổi hưu, chính sách của Chính phủ trong an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tăng tuổi hưu đến cơ hội tham gia thị trường lao động của nhóm lao động trẻ (Trang 28)