Dựa trên cơ sở mẫu có được khi xử lý bộ số liệu ĐTND, phạm vi nghiên cứu là 300 628 doanh nghiệp trong năm 2012. Cơ sở mẫu này đảm bảo đầy đủ thông tin về: tổng số lao động chung cũng như từng nhóm tuổi, chỉ số sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá trị - VA, vốn tư bản, loại hình doanh nghiệp, lương bình quân trên một lao động và năng suất nhân tố tổng hợp - TFP tác động đến sự gia nhập thị trường lao động, tác động chung đến nền kinh tế của từng nhóm tuổi.
Thực hiện mô tả cơ sở mẫu có được theo quy mô lao động, bình quân một doanh nghiệp có cơ cấu lao động như sau: 23 người lao động thuộc nhóm tuổi 15 - 34; 11 người thuộc nhóm tuổi 35 – 55; 0,7 người thuộc nhóm tuổi 56 - 60 và 0,1 người thuộc nhóm tuổi trên 60.
Hình 2 Cơ cấu số lao động bình quân trong một doanh nghiệp
22.838 10.896 0.676 0.103 15-34 35 - 55 56-60 trên 60
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ ĐTDN 2012 – 2013
Bảng 7 Thống kê mô tả quy mô lao động trong một DN theo nhóm tuổi
Số DN Quy mô trung bình Độ lệch chuẩn
15-34 Tổng LĐ 300628 22.838 220.949 Nữ 300628 10.863 170.677 35 - 55 Tổng LĐ 300628 10.896 96.696 Nữ 300628 3.851 52.009 56-60 Tổng LĐ 300628 0.676 10.526 Nữ 300628 0.156 5.037 trên 60 Tổng LĐ 300628 0.103 1.555 Nữ 300628 0.022 0.428
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ ĐTDN 2012-2013
Bảng 8 LĐ bình quân trong doanh nghiệp theo ngành và nhóm tuổi
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ ĐTDN 2012-2013
Ngành 15-34 35-55 56-60 60+ Tổng LĐ Nữ Tổng LĐ Nữ Tổng LĐ Nữ Tổng LĐ Nữ
Nông- lâm nghiệp 15.02 5.763 19.99 5.859 1.993 0.262 0.257 0.023
Thủy sản 18.336 2.432 11.231 1.495 1.141 0.202 0.32 0.142
Công nghiệp khai thác mỏ 42.778 8.335 41.418 8.991 1.936 0.343 0.16 0.032
Công nghiệp chế biến 68.761 42.455 24.874 12.129 1.262 0.383 0.149 0.032
Sản xuất phân phối điện,
khí đốt và nước 34.927 14.407 38.846 15.601 2.615 0.649 0.199 0.03
Xây dựng 24.275 4.533 14.985 2.638 1.04 0.124 0.102 0.01
Thương nghiệp 8.04 3.158 4.269 1.431 0.265 0.076 0.059 0.017
Khách sạn, nhà hàng 13.673 7.748 6.122 3.05 0.412 0.169 0.087 0.03
Vận tải kho bãi, thông tin
liên lạc 16.252 4.315 9.595 1.977 0.583 0.084 0.074 0.013
Dịch vụ khác 12.839 5.577 6.093 1.997 0.472 0.122 0.138 0.031
Từ Bảng 7 - phân tích tổng thể LLLĐ theo nhóm tuổi trong năm 2012 trên, lực lượng lao động đông đảo thuộc nhóm tuổi từ 15 - 34 và 35 – 55. Quy mô nhóm lao động trẻ lớn nhất, trung bình khoảng 23 người có độ tuổi 15 - 34 trong một doanh nghiệp. Song do độ lệch chuẩn của nhóm tuổi 35 – 55 nhỏ hơn so với nhóm lao động trẻ (𝛿35−56 = 96,7, 𝛿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔 = 220,9) nên quy mô của nhóm lao động độ tuổi vàng này thực sự ổn định hơn rất nhiều so với nhóm lao động trẻ. Trong khi nhóm tuổi già từ 56 tuổi trở lên chiếm số lượng nhỏ, độ lệch chuẩn tương đối bé (𝛿56−60 = 10,526, 𝛿60+ = 1,555), số lao động thuộc nhóm tuổi này tuy ở lại thị trường ít nhưng không biến động lớn, nó khá ổn định so với các nhóm tuổi khác. Điều đó cho thấy có doanh nghiệp tuyển dụng lao động động chủ yếu từ 15 - 55 tuổi hơn, nhóm tuổi từ 56 trở lên ở lại thị trường lao động dường như còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và tính chất ngành kinh tế họ tham gia.
Đồng thời khi phân tích cơ sở mẫu theo ngành kinh tế, chúng tôi nhận thấy rằng nhận định nhóm lao động trẻ (15 – 34) và nhóm lao động trung niên (35 - 55 tuổi) vẫn chiếm quy mô lớn trong các ngành, ngược lại nhóm người cao tuổi chiếm số lượng rất bé.
Mặt khác, ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp khai khoáng, chế biến, chế tạo... thiên về số lượng, sử dụng nhiều lao động hơn những ngành dịch vụ - văn phòng, yêu cầu trình độ học vấn, cập nhật tiến bộ tri thức một cách linh hoạt như ngành công nghệ thông tin, dịch vụ khách sạn, tài chính – ngân hàng... Vì vậy, từ kết quả Bảng 8 chúng tôi nhận thấy rằng lực lượng lao động người cao tuổi ở Việt Nam nếu ở lại thị trường lao động thì họ chủ yếu tập trung ở các ngành sản xuất, chế tạo, sử dụng lao động tay chân nhiều, kinh nghiệm làm việc tích luỹ lâu dài, sự cần thiết trong nắm bắt thông tin, nhanh nhạy trong cập nhật kiến thức khoa học mới, hiện đại ít hơn.
Kết hợp với tính chất mỗi ngành kinh tế, xu hướng doanh nghiệp đều sử dụng lao động trẻ và trung niên, lao động già dường như có hoặc không tuyển dụng tùy thuộc tính chất ngành nghề yêu cầu.
Cũng từ kết quả Bảng 8, ngành công nghiệp chế biến sử dụng lao động trẻ là lớn nhất, song cơ cấu lao động theo nhóm tuổi biến động lớn hơn hẳn các ngành khác, bình quân ngành sử dụng 69 lao động từ 15 – 34, 24 lao động từ 35 – 55, 1 lao động 56 – 60. Trong khi các ngành như thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, công nghệ thông tin biến động cơ cấu lao động ít hơn hẳn.
Tương tự, khi xét lực lượng lao động theo giới, cơ cấu lao động nữ hầu như đều ít hơn số lượng lao động nam trong mỗi doanh nghiệp, cũng như trong các ngành họ tham gia. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lao động nữ trội hơn hẳn, khoảng 42 lao động nữ trẻ / 64 lao động trẻ, 12 lao động nữ/ 24 lao động tuổi từ 35 - 55 trong ngành này. Và xu hướng tuyển dụng lao động nữ trong doanh nghiệp, trong ngành giống như xu hướng tuyển dụng toàn bộ lực lượng lao động nói trên. Một lần nữa, khẳng định nhận định trực quan nhà tuyển dụng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào nhóm lao động 15 - 55 hơn là nhóm lao động 56 tuổi trở lên.