MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VIỆT NAM DƯỚI GÓC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2 MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VIỆT NAM DƯỚI GÓC

ĐỘ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ

Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 có nhiều biến động với sự thay đổi giá trị khá lớn.Lạm phát năm bắt đầu nghiên cứu, năm 2006, ở mức 6.6%.Lạm phát tăng đến 12.6% năm 2007 và đạt đến đỉnh điểm 19.9% trong năm

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

2008. Có nhiều lý do được đưa ra cho việc tăng mạnh lãi suất trong hai năm này như giá cả hàng hóa quốc tế tăng, Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ và quản lý tỷ giá không linh hoạt, ngay cả việc tăng lương tối thiểu… Tuy nhiên, tho ý kiến cá nhân cho rằng việc Ngân hàng Nhà Nước đưa rất nhiều tiền vào lưu thông trong năm này là nguyên nhân chủ yếu. Năm 2007 dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng đột biến, trong khi tỷ giá danh nghĩa được giữ trong biên độ hẹp (15.995 VNĐ-16.199 VNĐ/USD). Nhằm thực thi chính sách tiền tệ theo hướng ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà Nước tăng rất mạnh cung tiền và đây là mức tăng cung tiền cao nhất trong các năm từ 2006 đến 2010.

Tiếp sau đó, chúng ta lại cùng thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ cuối năm 2008 và kéo dài cho đến hiện nay.Một lần nữa, cuộc khủng hoảng góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam.Giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp lạm phát Việt Nam cải thiện.Ngoài ra, chúng ta còn cần nhắc đến vai trò của các gói kích cầu nền kinh tế được chính phủ thực hiện. Cung tiền và tín dụng tăng mạnh để kích thích nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại thiếu hụt tiền mặt phải huy động vốn với lãi suất cao.Năm 2009 kết thúc với tỷ lệ lạm phát trở lại mức 6.5%.

Tuy nhiên, năm 2010 lạm phát lại quay đầu tăng trở lại.Tỷ lệ lạm phát trong tháng 1 & 2 lần lượt là 1.4% và 2%, nguyên nhân do ảnh hưởng mùa vụ của dịp Tết nguyên đán và tăng giá điện. Các tháng quý 2 và 3 tình hình lạm phát tăng rất thấp và đến quý 4/2010 lạm phát tăng mạnh trở lại. Con số 11.75% lạm phát cả năm 2010 được giải

thích theo nhiều nguyên nhân. Theo ý kiến Tổng cục thống kê, “Trong tỷ lệ lạm phát

11,75% năm 2010 của Việt Nam, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65% và các yếu tố khác góp 7,1%”. Còn theo ý kiến của Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia “trong năm 2010, giá cả một số hàng hóa thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh; Trung Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh. Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu ngân sách và đầu tư công khá lớn

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010…”

Điểm đáng lo ngại của tình hình lạm phát nước ta ở mức cao hơn, kéo dài hơn so với các nước khác; lạm phát cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm gần đây.Tỷ lệ lạm phát của chúng ta cao hơn so với các nước trong khu vực, và cũng có thể xem là cao so với các nước trên thế giới.Quay trở lại với quan điểm về lạm phát của các trường phái kinh tế đã trình bày ở phần 1, nguyên nhân của lạm phát có thể do sự gia tăng giá cả hàng hóa (chi phí đẩy), sức cầu về hàng hóa (cầu kéo) và chính sách tiền tệ. Đầu tiên, nói về nguyên nhân chi phí đẩy, chúng ta có thể thấy tác động của chúng trong đời sống hàng ngày. Đó là những lần tăng giá xăng dầu, điện, nước ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào trên gia tăng, ảnh hưởng của những lần điều chỉnh tỷ giá (phá giá), khó khăn khi mua bán ngoại tệ, tăng lương cơ bản hoặc điều chỉnh lương theo tình hình lạm phát …được đưa vào giá thành, giá bán sản phẩm hàng hóa cuối cùng vẫn phải tăng.

Thứ hai, việc kích cầu của chính phủ và thâm hụt ngân sách được cho là nguyên nhân cầu kéo tác động tới lạm phát.Với mục tiêu giữ tốc độ tăng trưởng ở mức ổn định và ở mức cao; chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 nên trong các năm qua chính phủ thực hiện một một số gói kích cầu nền kinh tế.Biện pháp được chính phủ có thể là chính sách tiền tệ (tăng/giảm lãi suất) hoặc chính sách tài khóa (chính sách thuế như ưu đãi, giãn, miễn giảm thuế; chi tiêu của chính phủ) hoặc kết hợp đồng thời cả hai chính sách tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc gia tăng chi tiêu, giảm nguồn thu nên được bù đắp bằng dự trữ quốc gia. Thực tế, việc thực hiện kích cầu mở rộng sản xuất đã góp phần làm thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn.Thế nhưng các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng GDP thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. Và lạm phát lại cao hơn cả mức tăng trưởng GDP!!!! Những thành quả chúng ta sản xuất, tiết kiệm (cá nhân, tổ chức, xã hội) dường như vô nghĩa khi so sánh với tốc độ tăng của giá cả.Theo đánh giá chủ quan, việc kích cầu như thế không hiệu quả.

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

Bảng 16: Tình hình bội chi ngân sách Việt Nam qua các năm 2005-2010

ĐVT: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu 262,697 308,058 399,402 494,600 584,695 559,170 Tổng chi 228,287 279,472 315,915 416,783 442,340 671,370 Thâm hụt ngân sách (34,410) (28,586) (83,487) (77,817) (142,355) (112,200)

Yếu tố cầu - độ biến động sản lượng trong thời gian nghiên cứu cũng đã chứng minh điều này.Độ biến động sản lượng của các năm 2007 trở đi phần lớn đều có giá trị dương, giá trị GDP thực lớn hơn GDP tiềm năng.Đầu tư phát triển vượt qua mức tiềm lực kinh tế, nền kinh tế Việt Nam phát triển “nóng” trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Khi sản lương thực cao hơn sản lượng tiềm năng sẽ dẫn đến việc lạm phát tăng

Chính sách tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín dụng…) là nguyên nhân thứ ba của tình trạng lạm phát. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với lạm phát được thể hiện qua tốc độ tăng cung tiền, tín dụng vào nền kinh tế, các lần NHNN thực hiện phá giá Việt Nam đồng và tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

Không thể phủ nhận rằng tốc độ tăng cung tiền và tín dụng của chính phủ thực hiện trong những năm gần đây luôn ở mức rất cao. Theo lý thuyết, nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi, mức độ gia tăng cung tiền lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế thì sẽ dẫn đến lạm phát. Quan sát hai chỉ tiêu tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng sản lượng trong thời gian nghiên cứu, chúng ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng không theo kịp với tốc độ tăng trưởng cung tiền, tín dụng của nền kinh tế.

Trong năm 2009 vừa qua, Nhà nước Việt Nam liên tục phá giá đồng tiền. Trong vòng 10 tháng kể từ 11/2009 đến 8/2010, NHNN đã phải thực hiện 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tổng cộng 11.17% lên mức 18,932 VND/USD. Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phá giá tiền đồng lần thứ ba trong năm, xuống 9,3%. Giải thích nguyên nhân của việc phá giá đồng tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết lần phá giá mới nhất này phù hợp với điều kiện cung ứng và nhu cầu ngoại tệ, tăng thanh khoản trên thị trường hối đoái trong nước và giúp hạn chế thâm hụt thương mại

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

cân thương mại của Việt Nam được đánh giá lên tới 12.2 tỷ đô la. Lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm (do sự thiếu ổn định của chính sách tỷ giá và lạm phát cao triền miên) và tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng (tâm lý đầu cơ ngoại tệ, sử dụng trong thanh toán và tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND) cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Thêm một đặc điểm tác động đến hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát, đó là Việt Nam là nền kinh tế đô la hóa, trong suốt thời kỳ cải cách, mức độ đôla hóa tính theo tiêu chí của IMF có giảm dần, song so với các nước trên thế giới Việt Nam vẫn là nước bị đôla hóa. Tâm lý đầu cơ và găm giữ ngoại tệ rất phổ biến trong nền kinh tế. Tuy là nguyên nhân thứ ba được bài luận đề cập nhưng lại là nguyên nhân đáng kể nhất dẫn đến lạm phát tại Việt Nam.

Kết quả đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá chỉ rõ ảnh hưởng của tỷ giá đến giá nhập khẩu nhỏ hơn so với chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát Việt Nam xuất phát từ yếu tố nội địa nhiều hơn từ các cú sốc giá quốc tế.Nói rõ hơn, lạm phát của chúng ta chịu sự chi phối của chính sách tiền tệ, tài khóa nhiều hơn và ảnh hưởng này có độ trễ nhất định từ 1-2 quý.

Từ đó, giải pháp cho vấn đề lạm phát của Việt Nam nên hướng nhiều hơn đến việc quản lý, thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa như cung tiền, chi tiêu chính phủ…vì lạm phát bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ.

 Đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện tốt công tác lựa chọn, thực thi, quản lý

và kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền tệ. Những chính sách hợp lý được thực hiện đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với việc tác động trực tiếp vào cung cầu như hiện nay. Vì hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát của Việt Nam cho thấy phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng (0.86) mạnh hơn so giá nhập khẩu (0.33) với cùng một cú sốc.

 Cung tiền là yếu tố tác động lớn nhất đến chỉ số giá tiêu dùng. Với tình hình

lạm phát cao và cung tiền đã tăng mạnh trong các năm vừa qua, chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết trong tình hình hiện nay.

 Do ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát có độ trễ 1-2 quý, vì vậy, đòi hỏi khả

năng hoạch định chiến lược kinh tế, chính sách tiền tệ và quyết tâm chống lạm phát trong thời gian dài của các nhà quản lý.

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

 Thực thi một chính sách tài khóa và nợ công lành mạnh trong đó giảm thâm hụt

ngân sách, đầu tư công cần hợp lý và hiệu quả. Kích thích kinh tế phát triển luôn cần thiết, tuy nhiênkích thích kinh tế cần kịp thời, đúng đối tượng (giảm tình trạng chi tiêu công tràn lan, hiệu quả kém) và chỉ thực hiện kích cầu trong một thời gian ngắn.

 Trong những năm sắp tới, theo ý kiến cá nhân, chính phủ nên thay mục tiêu

tăng trưởng kinh tế bằng ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện phát triển bền vững như các nước Singapore hoặc Malaysia.

3.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG

3.3.1 Một số vấn đề lưu ý:

 Chuỗi dữ liệu không được cung cấp đầy đủ trong báo cáo thống kê quốc gia, dữ

liệu phải được trích dẫn từ các nguồn thông tin như IFS do đó có thể gây ra hạn chế về sự thống nhất của dữ liệu.

 Chuỗi dữ liệu chưa đủ dài để cho một phân tích kinh tế lượng hoàn chỉnh và

đảm bảo các yêu cầu về mặt thống kê.

 Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế được xác định theo phương pháp HP

Filter, phương pháp này cũng có một số hạn chế như phương pháp cho kết quả không chính xác tại các điểm cuối của chuỗi thời gian hoặc không nắm bắt được các điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến trong kinh tế lượng khi cần tính độ biến động sản lượng

3.3.2 Hướng mở rộng ứng dụng

 Bài luận nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát thông qua chỉ số

giá nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng mà chưa xét đến chỉ số giá nhà sản xuất do dữ liệu này chưa được thống kê đầy đủ. Vì vậy, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát nên được mở rộng theo hướng bổ sung nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá nhà sản xuất.

 Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá trong bài luận được thực hiện theo quý do

đặc điểm thông tin được cung cấp. Mở rộng hơn, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá nên được nghiên cứu theo tháng nhằm hai mục đích, chúng ta có thể có nhìn được

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

động phù hợp hơn. Đồng thời việc đó cũng làm tăng số lượng quan sát, nâng cao được kết quả định lượng của mô hình.

 Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát sẽ được nghiên cứu với dữ liệu lạm

phát cơ bản thay cho chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá nhà sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát cơ bản là sự gia tăng mức giá tổng quát xảy ra khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng, nó không bị tác động của những cú sốc tạm thời. Với kết quả đạt được sẽ làm cơ sở hoạch định cũng như đánh giá hoạt động chính sách tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết quả thực hiện đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 cho một kết luận khác về ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát trong nước của Việt Nam so với các nghiên cứu hiệu ứng này tại Việt Nam trước đây.

 Trong số các chuỗi thời gian được chọn nghiên cứu, hai chuỗi độ biến động sản

lượng và chỉ số giá tiêu dùng phải được điều chỉnh do chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.

 Các chuỗi thời gian gốc, khi được kiểm định nghiệm đơn vị để xác định tính

dừng, có giá trị thống kê | |<| | ở mức ý nghĩa được chọn do đó các chuỗi gốc

không phải là những chuỗi dừng.Các chuỗi thời gian gốc đều phải được chuyển sang sai phân hoặc sai phân của log trước khi được sử dụng cho các công việc tiếp theo.

 Sau đó kiểm định nhân quả Granger cho thấy duy nhất sai phân tỷ giá thực đa

phương (dưới dạng log) có quan hệ nhân quả với sai phân chỉ số giá tiêu dùng (dưới dạng log) với kết quả kiểm định 0.0490. Điều đó có ý nghĩa là chỉ có các biến trễ của tỷ giá thực đa phương tác động lên chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát trong nước của Việt Nam.

 Đối với chỉ số giá nhập khẩu, kiểm định nhân quả Granger cho thấy có mối

quan hệ nhân quả từ giá dầu đến chỉ số giá nhập khẩu. Giá gạo cũng có mối quan hệ tương tự với chỉ số giá nhập khẩu.

 Hàm phản ứng và phân rã phương sai của chỉ số giá tiêu dùng (dưới dạng log)

cho thấy trong số các biến tác động đến sai phân chỉ số giá tiêu dùng(dưới dạng log) thì sai phân của cung tiền M2 (dưới dạng log) đóng vai trò lớn nhất trong

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

việc xác định phương sai của sai phân chỉ số giá tiêu dùng (dưới dạng log). Đơn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)