Kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3.4Kiểm định nhân quả Granger

Chúng ta đều biết việc hai hay nhiều chuỗi có quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau không có nghĩa là có quan hệ nhân quả trực tiếp giữa chúng. Trong một số trường hợp, tương quan đó là ngẫu nhiên; trong một số trường hợp khác, người ta không biết chiều quan hệ nhân quả đi từ biến nào đến biến nào và quan hệ đó là một chiều hay hai chiều?

Để kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai chuỗi thời gian Y và X, ta xây dựng hai phương trình sau:

Yt = α0 + α1 Yt-1 + … + αi Yt-1 + β1Xt-1 + … + βi Xt-1 + εt (10) Xt = α0 + α1 Xt-1 + … + αi Xt-1 + β1 Yt-1 + … + βiYt-1 + εt (11)

Để xem các biến trên của X có giải thích cho Y (X tác động nhân quả Granger lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả Granger lên X) hay không ta kiểm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình:

H0: β1 = β2 = … = βi = 0 (12)

Để kiểm định giả thiết đồng thời này, ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald và cách quyết định như sau: Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F

Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu, mô hình tự hồi quy vectơ và nội dung các kiểm định thực hiện khi nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá

Có bốn khả năng như sau:

 Nhân quả Granger một chiều từ X sang Y nếu các biến trễ của X có tác động

lên Y, nhưng các biến trễ của Y không có tác động lên X.

 Nhân quả Granger một chiều từ Y sang X nếu các biến trễ của Y có tác động

lên X, nhưng các biến trễ của X không có tác động lên Y.

 Nhân quả Granger hai chiều giữa X và Y nếu các biến trễ của X có tác động lên

Y và các biến trễ của Y có tác động lên X.

 Không có quan hệ nhân quả Granger giữa X và Y nếu các biến trễ của X không

có tác động lên Y và các biến trễ của Y không có tác động lên X. Kiểm định nhân quả Granger được thực hiện như sau:

Đầu tiên chúng ta thực hiện kiểm định cặp giả thiết:

H0: X không gây ra sự thay đổi của Y

H1: X gây ra sự thay đổi của Y

Chúng ta lần lượt hồi quy hai mô hình sau:

Mô hình 1: Yt = ∑ α Y + ∑ β X + u1t (UR)

Từ đó tìm được RSSUR

Mô hình 2: Yt = ∑ α Y + u2t (R)

Từ đó tìm được RSSR và tiến hành kiểm định F về sự thu hẹp của hàm hồi quy: F = (

( ) ~ F(m,n-2m)

Và bác bỏ nếu F> Fα (m,n-2m)

Sau đó chúng ta kiểm định cặp giả thuyết:

H0: Y không gây ra sự thay đổi của X

H1: Y gây ra sự thay đổi của X.

Sau đó tiếp tục sử dụng hai mô hình trên với sự thay đổi vai trò của X và Y.

Để kết luận gây ra sự thay đổi của Y thì trong kiểm định thứ nhất phải bác bỏ H0 và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong kiểm định thứ hai phải thừa nhận H0

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam được nghiên cứu bằng mô hình tự hồi quy vectơ với 7 biến: giá dầu quốc tế, giá gạo quốc tế, độ biến động sản lượng, cung tiền, tỷ giá thực đa phương, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng. Giá dầu và giá gạo là

Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu, mô hình tự hồi quy vectơ và nội dung các kiểm định thực hiện khi nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá

cầu, cung tiền M2 đại diện chính sách tiền tệ tác động vào lạm phát trong nước thông qua hai chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng.

Các chuỗi thời gian trên đều được kiểm định yếu tố mùa vụ, kiểm định tính dừng. Phân tích tính dừng là một công đoạn không thể thiếu được trong kỹ thuật phân tích hồi quy dựa trên các chuỗi thời gian. Tính dừng của các chuỗi thời gian nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị.

Tiếp đến, các chuỗi thời gian dừng (dưới dạng sai phân đơn thuần hoặc sai phân của log biến quan sát) sẽ được kiểm định nhân quả Granger để xác định có quan hệ tương quan chặt chẽ (nhân quả) với nhau không.

Với các kiến thức được bổ sung từ hai chương đầu và sự trợ giúp của công cụ phần mềm Eview 6.0, kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát của Việt Nam sẽ được trình bày trong chương sau.

Chương 3 – Kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam từ 2006 đến 2010

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ NĂM 2006 ĐẾN 2010



Ứng dụng những căn cứ lý luận, phương pháp nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát đã được thực hiện và trình bày trên thế giới, bài luận tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá, giá dầu, giá gạo, độ biến động sản lượng, cung tiền đến lạm phát tại Việt Nam thông qua chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng. Thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ trong vòng 5 năm 2006 đến 2010 với 20 quan sát.

Với kết quả thu được, tác động của hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến việc thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa sẽ được thảo luận nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát trong tình hình hiện nay.

Cuối cùng, luận văn đưa ra một số vấn đề lưu ý khi thực hiện nghiên cứu và các hướng mở rộng nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 46)