Những định hướng phát triển ngành điều Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo quản và chế biến hạt điều (Trang 49)

Ngành điều phát triển mạnh từ 1990 đến nay, tốc độ phát tăng trưởng nhanh về số lượng, từ hơn 20 doanh nghiệp chế biến năm 1990 đến nay đã tăng lên hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở chế biến với tổng công suất đạt 550.000-600.000 tấn nguyên liệu/năm. Năm 1990 xuất khẩu 130 triệu USD thì năm 2007 dự kiến xuất khẩu 680 triệu USD phát triển trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ xuất khẩu. Hiện nay,vùng nguyên liệu đã đạt 450.000 ha với sản lượng hàng năm 400.000 tấn nguyên liệu, đã có cuộc cách mạng về giống cao sản, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nên chất lượng sản phẩm của nhân điều Việt Nam tốt hơn so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Brazin. Trước kia, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về diện tích, sản lượng sau Ấn Độ nhưng đến nay, một số địa phương của nước ta có năng suất cây điều đứng đầu thế giới và sang năm 2007, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới. Hạt điều Việt Nam hiện có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Riêng 9 tháng đầu năm 2007 đã xuất khẩu được trên 400 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu thế giới.

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng của xuất khẩu Điều, Hiệp hội Điều Việt Nam đã xây dựng và triển khai chiến lược giải quyết 5 vấn đề:

- Thứ nhất là hệ thống chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành điều, mang tính ổn định, phù hợp với hội nhập kinh tế WTO.

- Thứ hai là nâng cao chuỗi giá trị của ngành điều, cái bánh lợi nhuận của ngành điều phải được chia hợp lý cho các đối tượng đó là: Người sản xuất trồng điều, nhà thu mua chế biến, thị trường tiêu thụ, nhà nước, môi trường sinh thái bền

vững, hội nhập theo hướng bền vững.

- Thứ ba là đầu tư xây dựng chuẩn GAP: vùng nguyên liệu hướng tới canh tác sạch bền vững.

- Thứ tư là đầu tư chế biến sâu các sản phẩm điều, đó là: nhân điều ăn liền, dầu vỏ điều, bột ma sát, trái điều,... Tăng cường kinh phí cho xúc tiến hướng dẫn

tiêu dùng trong nước.

- Thứ năm là phải xây dựng được Hiệp hội cây điều Việt Nam thực sự vững mạnh là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước và các tỉnh trồng điều và là đại diện của doanh nghiệp để giải quyết khó khăn vướng mắc về đầu tư thiết bị, công nghệ, tranh chấp thương mại và qui hoạch phát triển ...

Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra, đó là: Các doanh nghiệp chế biến điều phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh ngành điều Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều và các sản phẩm sau nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường; tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng, giảm diện tích trồng điều đến năm 2010, phấn đấu bình quân đạt 2 tấn/ha.

Ấn Độ là “cường quốc” về cây điều, đã từng chiếm vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều. Tỷ lệ tiêu thụ điều trong nước của Ấn Độ là 50% và xuất khẩu là 50%.

xuất khẩu hạt điều. Mặc dù vậy, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước mới chỉ đạt 3-5% tổng sản lượng. Vậy để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước cho 83 triệu người Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến điều phải tập trung vào một số lĩnh vực sau: Chế biến đa dạng các sản phẩm nhân điều ăn liền cao cấp, các sản phẩm dầu điều cho công nghiệp, các sản phẩm từ gỗ điều; Tăng cường đầu tư kinh phí, tăng cường việc quảng cáo, xúc tiến hướng dẫn người tiêu dùng trong nước, phấn đấu đến năm 2010 các sản phẩm tiêu thụ trong nước đạt 10- 20%.

Theo dự báo của Vinacas, năm 2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản lượng là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ USD.

Một phần của tài liệu bảo quản và chế biến hạt điều (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w