2. Kỹ thuật trồng điều
2.3.2. Cải tạo và thâm canh vườn điều giai đoạn kinh doanh
a. Tỉa thưa: Cần dựa vào tiêu chuẩn chọn cây mẹ, tỉa bỏ những cây sản lượng hạt
thấp, hạt không đạt chất lượng, cây sâu bệnh, duy trì mật độ cây phân tán đều trong vườn 100 - 120 cây/ha.
b. Tỉa cành: Loại bỏ các cành bò sát đất, cành ở phía trong tán, cành khô, cành bị sâu
bệnh.
Thời gian tỉa cành: sau khi thu hoạch đến tháng 9 - 10 dương lịch. Tiến hành thường xuyên qua các năm, số cành tỉa không quá 15% số cành của cây.
c. Bón phân
* Bón phân gốc - Lượng phân bón
Tuồi cây (năm)
Đợt Urea (g) Supper lân
(g)
KCl (g)
4 1 650 650 150
4 2 450 800 250
5 – 8 Mỗi năm tăng 10 – 15% lượng phân bón so với 4 năm Trên 8 Điều chỉnh lượng phân tùy tình trang vườn - Thời gian bón :
Đợt 1 : Giai đoạn sau thu hoạch tháng 5-6 dương lịch. Đợt 2 : bón vào tháng 9-10 dương lịch.
- Cách bón : Bón theo vành ngoài của tán lá . *Phân phun qua lá
- Phun dưỡng cành : Phun 3-4 lần vào những đợt ra đọt non trong mùa mưa. Dùng Poly-feed 19-19-19, pha 20 ml/8 lít., phun ướt đều tán cây vào lúc trời mát.
Tháng Giai đoạn Loại phun 9 – 10 Cây đâm tược mang cành Poly-feed 19-19-19 10 – 11 Tược phát triển MKP + Multi + Rosabor 11 – 12 Bắt đầu trổ hoa Poly-feed 15-15-30 + Rosabor
12 – 1 Cây trổ hao đậu trái non Poly-feed 15-15-30 + Rosabor 1 - 2 Trái phát triển thành hạt Poly-feed 15-15-30 Cách phun: phun ướt đều toàn bộ tán lá vào lúc trời mát.
Liều lượng: 10 - 15 g/8 lít, phun 300 - 600 lít/ha.
Tùy tình trạng vườn có thể phun cách nhau 15 ngày/1ần. Tùy giai đoạn mà dùng loại phân (xem bảng)
d. Làm cỏ: dọn sạch cỏ tạo sự thông thoáng vươn điều bằng cơ giới, bằng tay hoặc
dùng thuốc diệt cỏ như đã hướng dẫn ở trên vào các giai đoạn bón phân.
e. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh gây hại để kịp
phòng trừ.