Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn)

Một phần của tài liệu bảo quản và chế biến hạt điều (Trang 30)

2. Kỹ thuật trồng điều

2.4.4.Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn)

Có kích thước nhỏ 7-8 mm, màu đen, phần miệng kéo dài như vòi voi. Trưởng thành đẻ trứng vào các chồi non, sâu chích hút chồi làm cây không phát triển được, sâu phá nhiều vào giai đoạn ra đọt non.

Nên cắt bỏ, gom đốt các chồi hư. Khi mật độ nhiều có thể dùng các loại thuốc như Secsaigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để trị.

2.4.5.Bệnh hại điều

Có thể gặp các bệnh quan trọng như bệnh thán thư (khô đen bông, đen rụng trái non), bệnh nấm hồng (chết khô cành) và một số bệnh ít quan trọng như nấm bồ hóng, rong bám lá, thối cổ rễ cây con, đốm lá,

a. Bệnh thán thư:

Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Là bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng điều và thường gây hại nặng trên cây điều trong điều kiện ẩm độ cao và mưa nhiều hay lúc cây điều đang trổ hoa gặp sương mù dày đặc kèm theo nhiệt độ thấp từ 24-32 0C

- Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ có màu nâu đỏ, sau đó xảy ra hiện tượng tiết gom (chảy nhựa). Vết bệnh trên chồi non phát triển theo chiều dọc và lan dần vòng tròn hết cả chồi. Lá non bị bệnh trở nên khô đen, vỡ nát. Hoa bị khô đen, cụp xuống và rụng. Hạt bị bệnh thường bị thối đen, nhăn lại.

- Phòng trừ: Sau khi thu hoạch phải tiến hành tỉa bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh giúp cây thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên vào tán cây. Phun phòng trị bằng các loại thuốc:

+ Dipomate 80WP: 25 – 30 gam/8 lít nước + Carbenzim 500 FL: 15 – 20ml/8 lít nước + Thio-M 500 SC: 15 – 20 ml/8 lít nước

Có thể hỗn hợp với thuốc trừ sâu để phun ngừa luôn bọt xít muỗi và bọ trĩ. Nên phun vào các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: khi vừa ra lá non (phun từ 1-2 lần) + Giai đoạn 2: Khi vừa nhú hoa

Cần chú ý theo dõi thường xuyên, kiểm tra chính xác tác nhân gây hại trên hoa điều, để phân biệt là: Bọ xít muỗi, bọ trĩ hay bệnh thán thư để sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm gây hại, cũng như đúng liều lượng và cách phun thuốc phù hợp.

b. Bệnh nấm hồng:

Tác nhân gây bệnh giống như bệnh nấm hồng cây cao su. Bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa (tháng 6 - 9), cây nhiễu bệnh từ đọt cành xuống, có các đốm trắng trên vỏ cành, sau chuyển thành hồng gây chết khô cành.

Phòng trừ:

- Cắt, gom đốt bỏ cành bệnh.

- Dùng Bordeaux bôi vết cắt, phun hay Vanicide 5L với nồng độ 15 ml/8 lít.

- Nơi thường bị bệnh, ngừa bằng thuốc trừ bênh Vanicide 5SL hoặc Saizole 5SC vào tháng 5 – 7 dương lịch

Tóm lại, để vườn điều đạt được năng suất cao và ổn định. Cần chủ động tiến hành những kỹ thuật canh tác quan trọng sau đây:

• Nên chọn giống điều ghép cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở địa phương (tìm hiểu thông qua cán bộ khuyến nông hoặc người trồng điều cho năng suất cao tại địa phương).

• Giai đoạn khai thác giữ mật độ cây dày vừa phải từ 100 – 120 cây/ha tuỳ theo đất tốt xấu

• Bón phân đầy đủ và cân đối theo tuổi cây.

• Sau thu hoạch, chú ý vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cành thông thoáng để hạn chế sâu bệnh hại.

• Thường xuyên kiểm tra vườn điều để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp phòng trị thích hợp.

• Giai đoạn bắt đầu ra lá non và ra hoa kết trái nên chủ động phun phối hợp giữa các loại thuốc BVTV với phân bón lá để vừa phòng trừ các loại sâu bệnh chính đã nêu, vừa tăng cường dinh dưỡng để nuôi bông trái và đồng thời tăng cường sức đề kháng sâu bênh cho cây điều. Liều lượng các loại thuốc BVTV và phân bón lá có thể phối hợp được trình bày theo bảng sau:

Một phần của tài liệu bảo quản và chế biến hạt điều (Trang 30)