2. Kỹ thuật trồng điều
2.4.1 Sâu đục thân: Có 2 loại phá ở thân và loại đục cành.
a. Sâu đục thân gốc: Trưởng thành là xén tóc màu nâu đỏ. Ðầu, ngực màu đậm hơn,
dài khoảng 5 - 6 cm, con cái đẻ trứng vào các vết nứt trên thân gần gốc. Sâu non nở ra có màu trắng vàng nhạt đục vào bên trong thân cây theo nhiều đường ngoằn ngoèo và ăn vào tận trung tâm làm tắc nghẽn các mạch dẫn nhựa nuôi các cành bên trên nên dần dần cây bị suy và chết, lỗ đục do ấu trùng của sâu đục thân có nhiều phân và chất thải giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra. Giai đoạn sâu non dài khoảng 7 - 8 tháng, lúc lớn nhất có thể dài 6 - 7 cm. Nhộng thường ở phần vỏ gần mặt đất trong các vỏ cứng màu trắng hình bầu dục dài.
b. Sâu đục thân cành: Xén tóc màu đen, có lốm đốm bông ở mặt lưng, kích thước
khoảng 3 - 3,5 cm, con cái đẻ trứng ở vỏ cây, thường ở các nơi phân cành. Sâu non nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần bị khô, sâu thường tiết tơ kết dính phân và miếng vụn của cây tạo những dây dài.
để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ, phòng trừ bằng các cách:
- Bóc chỗ vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục thân để bắt sâu non, nhộng và
trứng, cưa bỏ và tiêu huỷ các cành bị đục.
- Sử dụng hóa chất: dùng bình bơm hoặc xi lanh bơm dung dịch thuốc trừ sâu như: Sago-super 20EC, Dragon 585EC, Diaphos 50ND. . . Hoặc đặt các miếng gòn có tẩm các loại thuốc trên vào nơi có sâu đục, bịt kín lỗ đục lại bằng đất sét.
- Quét vôi hoặc trộn Sago-super 3G hay Diaphos 10H với bùn loãng (gồm đất sét + phân trâu bò) theo tỉ lệ 1:4 quét lên thân cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng 12dương lịch) để ngăn chận sự đẻ trứng và ấu trùng xâm nhập.