Thường xuyên hướng dẫn và đào tạo NDT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các sản phẩm dịch và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 64)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.6. Thường xuyên hướng dẫn và đào tạo NDT

NDT là một trong những yếu tố cấu thành nên các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. NDT vừa là đối tượng phục vụ của thư viện đồng thời chính họ cũng là người tạo ra những thông tin mới. Do vậy, hướng dẫn và đào tạo NDT là việc làm cần thiết và quan trọng đối với tất cả các cơ quan Thông tin - Thư viện.

Hàng năm Thư viện Đại học Hùng Vương vẫn tổ chức các buổi hướng dẫn NDT (là những sinh viên năm thứ nhất của Trường) về cách thức và quy trình mượn, trả tài liệu, sử dụng bộ máy tra cứu, cũng như là giới thiệu các SP & DVTT – TV do các giáo viên thư viện trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên chỉ tổ chức một buổi sẽ không có điều kiện để hướng dẫn và giải thích những thắc

mắc cụ thể của NDT. Đặc biệt là vào thời điểm Thư viện Đại học Hùng Vương đã và đang dần thực hiện tin học hóa toàn bộ các hoạt động TT- TV thì bên cạnh việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện, vấn đề đào tạo NDT là một nội dung không thể thiếu của Thư viện. Vì vậy bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn cho sinh viên năm đầu thì cần thiết phải mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng NDT khác nhau như: Các cán bộ quản lí và giảng dạy, các nghiên cứu sinh là những người lớn tuổi (những đối tượng đã quen với việc sử dụng các công cụ tra cứu thủ công, còn ngại tiếp xúc với các công cụ tra cứu hiện đại) các kĩ năng tra cứu tìm tin trên mạng máy tính như dịch vụ tìm tin trực tuyến trên OPAC…

Để có thể nắm bắt kịp thời các nguồn lực thông tin, các SP & DVTT – TV của thư viện cũng như các SP & DVTT – TV trong nước và nước ngoài thông qua hệ thống máy tính của thư viện thì thư viện cần làm một số các công việc sau:

- Tổ chức các lớp ngắn hạn cung cấp các kiến thức về nguồn tin, các mạng thông tin.

- Thường xuyên hơn nữa tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng thư viện có thể là sử dụng dịch vụ tiên tiến có sự trợ giúp của máy tính. Từ đó sẽ lôi kéo được NDT tham gia sử dụng, khai thác SP & DV thông tin ngày càng lớn hơn.

- Thường xuyên tổ chức triển lãm giới thiệu sách mới, các hội nghị, hội thảo bạn đọc tạo điều kiện cho NDT tiếp xúc, cập nhật với các nguồn tin mới và giúp NDT giải quyết thắc mắc, tham gia góp ý hoàn thiện hơn nữa hệ thống các Sản phẩm và Dịch vụ Thông tin- Thư viện của Thư viện Đại học Hùng Vương.

TV. Yếu tố này luôn luôn biến động, vì vậy việc đào tạo huấn luyên NDT phải được tổ chức thường xuyên và có kế hoạch lâu dài. Để làm tốt điều này đòi hỏi cán bộ thư viên có trình độ, năng lực, yêu nghề còn cần có sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư thích đáng của Ban giám hiệu nhà trường.

3.2.7. Tăng cường Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

Mục tiêu của Marketing SP & DVTT – TV là đem lại hiệu quả, lợi nhuận hơn cho Thư viện Đại học Hùng Vương. Muốn làm tốt điều này cần cần phải dựa vào các chính sách quảng cáo và thiết lập mối quan hệ với NDT tại Thư viện Đại học Hùng Vương. Chiến lược Marketing của Thư viện Đại học Hùng Vương cần hướng vào một số các nội dung sau:

- Quảng cáo về nguồn tin của Thư viện Đại học Hùng Vương.

- Quảng cáo về các SP & DVTT – TV của Thư viện Đại học Hùng Vương.

- Quảng cáo về đội ngũ cán bộ thông tin.

- Quảng cáo về khả năng đáp ứng thông tin đối với NDT.

- Nghiên cứu nhu cầu tin để đưa ra những SP & DVTT phù hợp.

Để thực hiện tốt chiến lược trên, hoạt động Marketing tại Thư viện Đại học Hùng Vương nên sử dụng các hình thức sau:

- Xuất bản thường xuyên các thông báo giới thiệu sách mới, tạp chí mới.

- Tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày giới thiệu sách.

- Tiếp thị các SP & DVTT – TV tới tất cả NDT trong và ngoài Trường Đại học Hùng Vương.

- Tiếp tục đưa lên trang Web những thông tin nhằm giới thiệu tiềm lực của Thư viện Đại học Hùng Vương trong hoạt động Thông tin – Thư viện.

3.2.8. Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo lập, cung cấp các SP & DVTT – TV

Cơ sở vật chất trang thiết bị là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng các SP & DVTT – TV. Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến hiệu quả cao nhất của việc đầu tư.

Các nguồn kinh phí phải được bổ sung một cách hợp lí, có hiệu quả thiết thực. Luôn luôn khắc phục kịp thời những sự cố, bảo dưỡng tốt hệ thống máy tính trong Thư viện.

Đầu tư kinh phí cho việc bổ sung các tài liệu nghe nhìn thúc đẩy dịch vụ đa phương tiện hoạt động có hiệu quả cao hơn.

Xây dựng đường truyền tốc độ cao, tạo điều kiện cho cán bộ TT - TV và NDT trong toàn trường có thể tra tìm thông tin trực tuyến.

Tăng cường đầy đủ các cổng từ tại các phòng đọc mở tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản tài liệu.

Khi lựa chọn trang thiết bị cần có sự đầu tư thích đáng và phù hợp, tránh tình trạng thiết bị được cung cấp không đúng chủng loại, kiểu cách nên không sử dụng được gây lãng phí cho Thư viện.

3.3. Kiến nghị

- Để nâng cao chất lượng bạn đọc và chất lượng SP & DVTT – TV, Thư viện cần bổ sung các tài liệu có tính chuyên sâu, tài liệu khoa học xã hội, tài liệu có tính mới, tài liệu về công nghệ thông tin… Đồng thời Thư viện cần bổ sung thêm các tài liệu đa phương tiện như: Băng, đĩa hình, CD – ROM…

- Để nâng cao nguồn kinh phí cho việc bổ sung vốn tài liệu, mua trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin…Thư viện Đại học Hùng Vương cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thu hút các nguồn tài trợ, tiến hành cân đối ngân sách, tìm nguồn bổ sung…

- Phát triển và hoàn thiện các dịch vụ thông tin trực tuyến: Xây dựng hệ thống tìm tin bằng máy tính, tìm tin qua mạng.

- Thư viện Đại học Hùng Vương cần xây dựng các dịch vụ tư vấn khách hàng để hướng dẫn NDT tìm thấy tài liệu theo đúng yêu cầu, đồng thời biết cách khai thác Sản phẩm Thông tin - Thư viện hiện có.

- Đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại như mua thêm máy tính, lựa chọn phần mềm quản lí thích hợp để tạo ra các SP & DVTT – TV có chất lượng cao.

- Khai thác và mở rộng các công cụ xử lí thông tin để tạo ra các SP & DVTT – TV đặc thù có chất lượng cao dựa trên các thiết bị và công nghệ hiện đại.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các CSDL thư mục, đặc biệt xây dựng CSDL dữ kiện và CSDL toàn văn.

- Đẩy mạnh các hình thức mua tài liệu qua mạng, phối hợp các công tác bổ sung, trao đổi các CSDL qua mạng.

- Tăng cường đa dạng hóa các Sản phẩm, Dịch vụ bằng các hình thức: + Đa dạng hóa các dịch vụ có giá trị gia tăng: CSDL, ấn phẩm điện tử, dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc, dịch vụ tìm tin trực tuyến OPAC.

+ Phát triển các hình thức phục vụ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả các Sản phẩm và Dịch vụ Thông tin của Thư viện trên các phương tiện tìm tin truyền thống và hiện đại.

+ Kết hợp chặt chẽ hệ thống SPTT – TV với DVTT - TV nhằm khai thác chúng có hiệu quả.

+ Xây dựng mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa NDT và cán bộ thư viện để tạo ra các SP & DVTT – TV hợp lí.

+ Phát triển quan hệ hợp tác giữa Thư viện Đại học Hùng Vương với các cơ quan thông tin khác để trao đổi SP & DVTT.

KẾT LUẬN

Trong thời đại mới – thời đại thông tin tri thức như ngày nay thì có thể nói hoạt động Thông tin – Thư viện là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn liền với hoạt động đào tạo của Trường. Việc đáp ứng thông tin cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trong toàn trường là công tác chủ yếu của Thư viện. Thư viện phải thường xuyên nâng cao chất lượng của các Sản phẩm và Dịch vụ Thông tin - Thư viện để đáp ứng được nhu cầu tin phong phú của NDT.

Để phát triển các Sản phẩm và Dịch vụ Thông tin - Thư viện đòi hỏi Thư viện Trường Đại học Hùng Vương phải thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của thông tin, phục vụ có hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực.

Trường Đại học Hùng Vương là trường Đại học công lập, đa cấp, đa ngành. Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay Thư viện Đại học Hùng Vương đã xây dựng được hệ thống các SP & DVTT – TV đa dạng có chất lượng cao, có sự đan xen giữa các Sản phẩm, Dịch vụ truyền thống và hiện đại. Bên cạnh việc duy trì và nâng cấp các SP & DVTT – TV truyền thống như: Hệ thống mục lục thư viện, dịch vụ cung cấp tài liệu…Thư viện đã không ngừng nghiên cứu xây dựng và phát triển các các SP & DVTT – TV hiện đại: CSDL, trang Web, dịch vụ tìm tin trực tuyến OPAC…Hai loại hình Sản phẩm và Dịch vụ này hỗ trợ và bổ sung cho nhau mang lại hiệu quả cao trong quá trình phục vụ NDT với nhu cầu tin ngày càng phức tạp.

Nhờ đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa các SP & DVTT – TV theo hướng hiện đại, Thư viện Đại học Hùng Vương đã dần đáp ứng được nhu cầu tin của NDT.

Tuy nhiên để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả phục vụ NDT, Thư viện cần phải giải quyết một số hạn chế nhất định và từng bước hoàn thiện các SP & DVTT – TV và nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ của công nghệ thông tin để ngày càng hiện đại hóa phục vụ kịp thời nhu cầu tin ngày càng phong phú và đa dạng của NDT.

Trên đây là một số kết luận được rút ra trong quá trình tìm hiểu về các SP & DVTT- TV tại Thư viện Đại học Hùng Vương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện Đại

học Hùng Vương.

2. Đại học Hùng Vương (2011) Năm mươi năm truyền thống nhà trường (1961-2011), Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

3. Đại học Hùng Vương. Quyết định số 4013/2003/QĐ-UB của UBND Tỉnh Phú Thọ ngày 27 / 11/ 2003 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và tổ chức bộ máy trường Đại học Hùng Vương.

4. Lê Trọng Hiển (2008), “Thị trường dịch vụ và sản phẩm thông tin: Kinh

nghiệm thế giới và áp dụng vào Việt Nam”, Tạp chí thông tin và tư liệu,

(3), tr. 1-8.

5. Vũ Dương Thúy Ngà (2004), Phân loại tài liệu, Đại học Văn hóa, Hà Nội. 6. Pháp lệnh Thư viện (2011), Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động Thông

tin - Thư viện, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

8. Sổ tay quản lí thông tin – thư viện (2002), ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, Tp.

Hồ Chí Minh.

9. Đoàn Phan Tân(1997), Tin học trong hoạt động thông tin – thư viện, Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

10.Trung tâm thông tin thư viện (2007), Tài liệu hướng dẫn sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện, Nxb ĐHGTVT, Hà nội.

11. Trần Mạnh Tuấn, Sản phẩm và Dịch vụ thông tin Thư viện, Trung tâm

thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, 324tr.

12. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

13. Phan Văn (2000), Thông tin học, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 14.Về công tác thư viện (2002), Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

15. Lê Văn Viết (1999), “Xu hướng phát triển của thư viện trong 20 năm tới

và phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam”, Tập san thư viện

(1), tr. 41- 45.

16. Webside Thư viện Đại học Hùng Vương.

http://www.hvu.edu.vn Email: thuvienhvu@gmail.com.

PHỤ LỤC

(CẤU TRÚC KHUNG PHÂN LOẠI DDC)

000. Tổng hợp

100. Triết học và các khoa học có liên quan 200. Tôn giáo 300. Các khoa học xã hội 400. Ngôn ngữ học 500. Các khoa học chính xác 600. Các khoa học ứng dụng 700. Nghệ thuật 800. Văn học 900. Địa lí. Lịch sử và các khoa học phụ trợ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các sản phẩm dịch và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)