6. Bố cục của khóa luận
3.2. Những giải pháp cụ thể
3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện
Việc nâng cao chất lượng các SP & DVTT – TV trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay là một định hướng chiến lược của các thư viện nói chung và của Thư viện Đại học Hùng Vương nói riêng. Cụ thể:
- Ngoài việc duy trì và nâng cấp các SP & DVTT – TV truyền thống được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện các SP & DVTT – TV qua quá trình xử lí thông tin. Quá trình xử lí thông tin được phát triển theo hướng xử lí sâu và mở rộng các đối tượng xử lí từ sách, báo, tạp chí,…với mục tiêu
tạo ra các SP & DVTT- TV truyền thống đa dạng về hình thức và có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Đối với các sản phẩm thông tin truyền thống như hệ thống mục lục thì cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng như cần thường xuyên kiểm tra và chấn chỉnh, củng cố thêm sao cho đầy đủ các loại mục lục, sắp xếp lại phiếu, bổ sung phiếu mới, thay thế các phiếu rách nát hư hỏng hoặc bị mất, sửa chữa lại các chi tiết đối với các phiếu sai sao cho đạt tới độ chính xác tuyệt đối.
- Đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện ngoài việc chú trọng nâng cao các sản phẩm thông tin truyền thống thì cần đặc biệt chú ý phát triển các sản phẩm thông tin hiện đại. Cụ thể thực hiện các giải pháp như:
+ Hoàn thiện các Cơ sở dữ liệu: Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng CSDL là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nó tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình tin học hóa hoạt động thư viện trong Thư viện Trường Đại học hùng Vương. Thư viện cần thường xuyên tiến hành hiệu đính các biểu ghi, loại bỏ các biểu ghi trùng, tránh nhiễu tin khi tra cứu, đồng thời định kí hiệu phân loại theo bảng phân loại DDC sao cho thật chính xác. Tiến hành xây dựng các CSDL báo và tạp chí…Số tài liệu này vẫn chưa được xây dựng CSDL vì vậy NDT muốn tra tìm những tài liệu dạng này chỉ có thể tra tìm trên hệ thống mục truyền thống.
- Đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin: Các dịch vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà được NDT sử dụng nhiều nên cần được củng cố và tiếp tục hiện đại hóa hơn. Cần hướng tới việc phục vụ mượn trả tự động hóa với sự hỗ trợ của phần mềm thích hợp. Nhanh chóng áp dụng mã vạch trong dịch vụ mượn trả tài liệu, rút ngắn thời gian chờ đợi của NDT, giảm bớt sức lao động của cán bộ thư viện.
3.2.2. Đa dạng hóa Sản phẩm và Dịch vụ Thông tin – Thư viện
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và sự bùng nổ thông tin như hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại hình tài liệu mới, sự ra đời của các ngành khoa học hiện đại dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhu cầu tin của NDT cũng theo đó mà ra tăng và luôn luôn thay đổi. Nhu cầu tin chịu tác động của nhiều yếu tố: Điều kiện kinh tế chính trị xã hội, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sở thích, nhu cầu,…Chính vì vậy mà nhu cầu về SP & DV TT – TV luôn thay đổi. Nó tương ứng và phù hợp với sự phát triển của các nguồn thông tin cũng như nhu cầu nhận thức của con người. Do vậy đa dạng hóa SP & DV TT – TV là xu hướng và quy luật phát triển tất yếu của các cơ quan Thông tin - Thư viện nhằm không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin của NDT.
Do đó, việc hoàn thiện và đổi mới, phát triển các SP & DV TT – TV đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng NDT khác nhau, nâng cao chất lượng phục vụ của Thư viện Đại học Hùng Vương là điều vô cùng cần thiết đối với các cơ quan Thông tin – Thư viện nói chung và Thư viện Đại học Hùng Vương nói riêng.
Việc đa dạng hóa các SP & DVTT của Thư viện Đại học Hùng Vương là một xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng phục vụ NDT. Có thể nói đây là tiêu chí hàng đầu cần đạt tới cả các cơ quan Thông tin – Thư viện.
Để tiến hành đa dạng hóa SP & DV TT- TV có hiệu quả thì Thư viện cần tuân theo những nội dung sau:
- Đa dạng hóa đối tượng xử lí thông tin.
- Tiến hành xử lí sâu nội dung thông tin của các đối tượng.
- Đa dạng hóa các hình thức của SPTT nhằm tăng khả năng thích ứng với tối đa nhu cầu tin của các đối tượng NDT.
Cụ thể như sau:
* Mở rộng cũng như đa dạng hóa đối tượng xử lí thông tin là một trong những bước xây dựng SPTT – TV:
Đối tượng xử lí thông tin là một trong những yếu tố hình thành nên các sản phẩm thông tin thư viện mà các SP TT – TV là đối tượng đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông thì đối tượng thông tin ở đây không chỉ dừng lại chỉ là trên sách, báo, tạp chí mà đã xuất hiện các loại hình thông tin như âm thanh, hình ảnh, thông tin đa phương tiện, thông tin dữ kiện chính. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho Thư viện Đại học Hùng Vương là cần phải xử lí nhiều loại hình thông tin hơn để tạo ra nhiều Sản phẩm Thông tin – Thư viện như: các CSDL dữ kiện, CSDL toàn văn, các trang Web, mục lục đọc máy…Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của NDT.
* Xử lí sâu thông tin của các đối tượng: Với bất kể thư viện nào thì nội
dung thông tin luôn là vấn đề mà NDT quan tâm. Vì vậy Thư viện cần quan tâm cho việc đầu tư kinh phí cũng như trình độ vào khâu xử lí đối tượng thông tin để thư viện không chỉ dừng lại ở các khâu xử lí đơn giản nhất là biên mục: Mục lục, thư mục, chỉ dẫn, CSDL thư mục mà xử lí đối tượng thông tin sâu hơn nữa về nội dung xử lí dữ kiện, xử lí toàn văn…Từ đó tạo ra được các Sản phẩm có mức độ bao quát nguồn tin lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tin ngày càng phong phú của các đối tượng NDT.
Thư viện cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDL thư mục mới cho toàn bộ vốn tài liệu đã có của Thư viện. Đồng thời tăng cường xây dựng các CSDL dữ kiện có chất lượng cao và tiến hành chọn lọc kĩ lưỡng.
Thư viện cần lập kế hoạch biên soạn thêm các thư mục mới với nội dung đặc sắc khẳng định được thế mạnh lớn về vốn tài liệu của Thư viện Đại
học Hùng Vương như các thư mục theo chuyên đề…Qua đó giúp NDT có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về kho tài liệu của Thư viện.
Đồng thời Thư viện cần tăng cường các Sản phẩm Thông tin dưới dạng tổng luận, giúp người đọc nắm bắt vấn đề nhanh chóng tiết kiệm thời gian và cùng một lúc có thể tiếp thu được lượng thông tin lớn. Đồng thời Thư viện Đại học hùng Vương cần tiến hành nâng cao chất lượng các loại hình thư mục, bản tin điện tử dưới dạng điện tử, CSDL, đĩa CD – ROM.
Trang Web của thư viện Đại học Hùng Vương cần đầu tư hơn nữa về nội dung và cả hình thức, đồng thời phải phổ biến và quảng bá đến các đối tượng NDT để NDT có thể tiếp cận và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. * Đa dạng hóa các hình thức của SPTT nhằm tăng khả năng thích ứng
với tối đa nhu cầu tin của các đối tượng NDT.
Sản phẩm được tạo ra để phục vụ cho NDT. Việc sử dụng khai thác sản phẩm phụ thuộc vào cách thức khai thác, sử dụng thông tin của NDT, đối với những đối tượng NDT khác nhau thì có cách thức và tập quán khai thác cũng khác nhau. Vì vậy ứng với mỗi nhóm NDT phải tạo ra các sản phẩm với những hình thức khác nhau nhằm phù hợp với từng đối tượng người sử dụng. Do đó, Thư viện cần tạo ra các sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau. Nếu như trước đây, Thư viện Đại học Hùng Vương chỉ tạo ra được các loại sản phẩm dưới hình thức ấn phẩm thì hiện nay dưới thời đại tin học hóa, Thư viện nên phát triển các sản phẩm với nội dung mới, hình thức hiện đại: Điện tử, đĩa hình, hình ảnh, âm thanh…
Đa dạng hóa DVTT – TV gắn liền với đa dạng hóa và phát triển Sản phẩm Thông tin - Thư viện:
- Thư viện Đại học Hùng Vương đầu tư và phát triển các loại dịch vụ giúp NDT sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn thông tin( trong đó có các Sản phẩm Thông tin - Thư viện): Dịch vụ cung cấp tài liệu theo kho mở, dịch
vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc, tra cứu trực tuyến OPAC… Các hình thức dịch vụ này không những đáp ứng tốt nhu cầu của NDt mà còn là cơ sở để Thư viện tiến hành thư viện hóa hơn nữa. Thư viện nên có thêm dịch vụ hội nghị bạn đọc, mượn liên thư viện, phục vụ thông tin có chọn lọc để tăng cường giao lưu với các thư viện khác.
Trong tương lai với nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện thư viện điện tử thì Thư viện Đại học Hùng Vương sẽ nghiên cứu tìm kiếm mọi biện pháp để đưa vào ứng dụng các dịch vụ cung cấp tài liệu theo kiểu kho mở và xây dựng, phát triển dịch vụ cung cấp tài liệu đa phương tiện, dịch vụ khai thác thông tin trên mạng, dịch vụ cung cấp tài liệu từ xa…
- Bên cạnh những loại hình dịch vụ đó Thư viện Đại học Hùng Vương cũng sẽ đầu tư và phát triển các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng: Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu đặt trước, dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc…
- Đặc biệt Thư viện Đại học Hùng Vương nên xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ tư vấn trên cơ sở có sự kết hợp giữa người cung cấp thông tin các chuyên gia và NDT.
Để đẩy mạnh hoạt động đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện cần tăng cường trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan Thông tin Thư viện bên ngoài. Thư viện cần nâng cao trình độ cho các cán bộ thư viện về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học và tiếng Anh. Đồng thời thư viện nên kết hợp chặt chẽ giữa hình thức SP & DVTT – TV, ứng với mỗi loại sản phẩm (đặc biệt là loại sản phẩm mới), cần tạo ra một số dịch vụ thích hợp nhằm giúp khai thác có hiệu quả nhất những sản phẩm đó. Xây dựng mối quan hệ thường xuyên, thân thiện giữa cán bộ thư viện và NDT.
3.2.3. Tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo cơ cấu vốn tài liệu hợp lí
Chất lượng của Sản phẩm và Dịch vụ thư viện cũng phụ thuộc vào chất lượng, sự đầy đủ và đa dạng của nguồn lực thông tin tại tại cơ quan đó. Đồng thời nguồn lực thông tin tốt nhưng không có các hình thức, phương thức, phương tiện khai thác thích hợp thì nguồn lực thông tin đó cũng không được khai thác triệt để và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NDT – mục đích cuối cùng của các cơ quan Thông tin –Thư viện.
Để đánh giá chất lượng của một cơ quan thông tin thư viện nào đó không chỉ dựa vào số lượng tài liệu của cơ quan mà còn phải dựa vào khả năng phục vụ tối đa nhu cầu tin của bạn đọc hay không?
Bước vào thời đại mới, thời đại thông tin, kỉ nguyên văn minh trí tuệ, nền kinh tế tri thức làm cho nhu cầu tin ngày càng trở nên phong phú và gia tăng rất nhanh đòi hỏi các cơ quan Thông tin - Thư viện phải có kế hoạch bổ sung tài liệu hợp lí. Thư viện Đại học Hùng Vương cũng không nằm ngoài xu thế đó, vì vậy để thực hiện tốt công tác bổ sung tài liệu, phòng bổ sung biên mục của Thư viện Đại học Hùng Vương đã quan tâm tới hai vấn đề chính:
* Tăng cƣờng vốn tài liệu.
- Để tăng cường vốn tài liệu phù hợp với yêu cầu của NDT thì yếu tố đầu tiên mang tính quyết định đó là kinh phí. Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc của Thư viện Đại học Hùng Vương, trên cơ sở kinh phí được cấp hàng năm cho công tác bổ sung tài liệu, Thư viện Đại học Hùng Vương luôn đứng trước bài toán cho việc nâng cao chất lượng và số lượng kho sách. Từ đó đòi hỏi cán bộ làm công tác bổ sung phải cân đối, tìm kiếm các nguồn bổ sung từ các Nhà xuất bản, tặng biếu, nộp lưu chiểu để phát triển vốn tài liệu của Thư viện Đại học Hùng Vương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.
- Xây dựng dự án kêu gọi nguồn đầu tư của các cơ quan trong và ngoài nước.
- Liên kết phối hợp chia sẻ nguồn lực với các cơ quan thông tin khác: Phát triển phương thức cho mượn liên thư viện, phối hợp bổ sung tài liệu giữa các cơ quan Thông tin - Thư viện trong và ngoài nước, nối mạng trao đổi thông tin…
- Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nguồn tin điện tử, thông tin được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau nên ngoài việc xây dựng vốn tài liệu truyền thống. Thư viện Đại học Hùng Vương cần xây dựng các kế hoạch nghiên cứu, nhằm khai thác triệt để các nguồn thông tin trên mạng, đồng thời xây dựng nguồn tin bằng các vật mang tin: Băng hình, đĩa hình, CD – ROM…
- Bên cạnh việc củng cố, tăng cường vốn tài liệu có chất lượng cao thì việc thanh lí những tài liệu không phù hợp với nhu cầu tin của bạn đọc cũng là một vấn đề cần thiết. Thông qua việc thanh lí tài liệu mà cán bộ thư viện nắm được thực trạng vốn tài liệu trong kho, phát hiện được những tài liệu quý hiếm được người đọc sử dụng nhiều nhưng số lượng lại ít, để từ đó có biện pháp bổ sung kịp thời hồi cố.
* Đảm bảo cơ cấu tài liệu hợp lí:
Tổ chức cơ cấu tài liệu hợp lí là một trong những biện pháp làm cho chất lượng hoạt động Thông tin Thư viện được nâng lên đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Để đảm bảo cơ cấu tài liệu hợp lí cho thư viện Đại học Hùng Vương thì cần lưu ý những điểm sau:
- Đánh giá đúng chất lượng tài liệu bổ sung (chất lượng nội dung tài liệu, diện bổ sung)
- Cân đối tài liệu, tư liệu bổ sung giữa các đề tài: Đây là công việc có tính chất quyết định, đòi hỏi tính chính xác và hợp lí cao. Vì vậy việc kiểm tra
thực trạng tài liệu có trong Thư viện, và việc trưng cầu ý kiến người đọc là việc làm thường xuyên tại Thư viện Đại học Hùng Vương.
- Đánh giá hiệu quả chất lượng phục vụ NDT về từng mảng tài liệu.
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Bước vào thời đại thông tin, khoa học công nghệ phát triển đã được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, mọi lĩnh vực xã hội mang lại hiệu quả cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện đã góp phần vào tăng cường và nâng cao chất lượng của hoạt động này. Trong thời gian tới, Thư viện Đại học hùng Vương cần tăng cường hơn nữa những nhiệm vụ chính sau:
- Thường xuyên thực hiện, duy trì, củng cố, bảo dưỡng và phát triển mạng nội bộ, phục vụ tốt công tác xử lí tài liệu và tra cứu thông tin.
- Tiếp tục bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện dự án tin học hóa công tác thư